Nga tự tin có thể vực dậy đồng Rúp
Các lỗ hổng trong ngân sách của Nga đang ngày một lớn dần và có thể Tổng thống Vladimir Putin sẽ buộc phải thực hiện việc cắt giảm sâu hơn nữa trong chi tiêu của chính phủ.
Ngày 14/1, bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Nga có thể sẽ mất tới 3.000 tỷ Rúp ( tương đương với 45 tỷ USD) trong năm 2015 nếu giá dầu vẫn tiếp tục dao động trong khoảng 50 USD/thùng.
Ông Siluanov cho biết chính phủ đang phải đối mặt với tình hình mới như hiện nay và cần phải áp dụng các biện pháp chi tiêu theo kiểu "thắt lưng buộc bụng" hơn nữa. Ông đã đưa ra đề nghị cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách năm 2015, chỉ trừ riêng các lĩnh vực về quốc phòng.
Như vậy con số này đã gấp đôi con số 5% mà ngài Putin đã đưa ra vào tháng 12 vừa qua.


Một nửa nguồn thu ngân sách của chính phủ Nga là từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Vì vậy bản thân quốc gia này đang quay cuồng trước cú sốc lớn giá dầu bị rơi từ trên 100 USD/thùng xuống còn 45 USD/thùng chỉ trong vòng sáu tháng qua.
Chưa kể nền kinh tế còn trở nên khó khăn hơn khi Nga đang bị áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề từ Mỹ và các nước phương Tây do cuộc khủng hoảng kéo dài ở miền đông Ukraine.
Bên cạnh đó, ông Siluanov cho biết cắt giảm chi tiêu ngân sách là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng lần này. Ông cảnh báo việc tăng mạnh lãi suất ở các ngân hàng trung ương hoàn toàn có thể đẩy Nga rơi vào "vòng xoáy lạm phát".


Theo thống kê, chỉ số lạm phát của Nga trong năm 2014 là 11,4%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 5% của Ngân hàng Trung ương trước đó. Giá thực phẩm cũng đã tăng 25%, sự sụp đổ của đồng Rúp cũng làm cho việc nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
Bộ Phát triển kinh tế Nga cũng đã đưa ra dự báo về tỷ lệ lạm phát của nước này có thể lên tới 15-17%/năm vào khoảng tháng 3, tháng 4 năm nay do giá dầu thế giới tuột dốc kéo theo đồng Rúp rớt giá thảm hại. Còn dự báo cho cả năm, tỷ lệ này cũng có thể sẽ ở mức hai con số do các yếu tố tác động chủ yếu là nhập khẩu và dao động tỷ giá ngoại hối.


Tuy nhiên Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết chính phủ vẫn sẽ không từ bỏ chính sách tự do hóa đồng Rúp mặc dù đồng tiền này đã chìm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12.
Theo hãng Reuters, ngày hôm qua ông Medvedev đã phát biểu trước một hội nghị rằng ngân hàng trung ương đã có đầy đủ những công cụ cần thiết để đảm bảo được sự ổn định của đồng Rúp. Bên cạnh đó, ông còn khẳng định rằng ngân hàng này sẽ không "lẹm" thêm vào nguồn dự trữ ngoại tệ của Nga và loại trừ các biện pháp kiểm soát vốn.
Theo dự báo của Bộ phát triển Kinh tế Nga, tổng sản phẩm quốc nội GDP của Nga năm 2015 có thể giảm 0,8% nếu giá dầu ở mức 80 USD/thùng, giảm tới 4% nếu giá dầu ở mức 60 USD/thùng và có thể sẽ còn giảm mạnh hơn nữa nếu dầu vẫn tiếp tục không vượt nổi ngưỡng 50 USD/thùng.
Trong hai tuần đầu năm nay, đồng Rúp của Nga mất giá khoảng 16% so với đồng USD, sau khi đã giảm sâu 41% trong năm trước đó. Đồng nội tệ mất giá khiến lạm phát ở Nga hiện đã tăng lên mức 11%.
Trước tình hình như hiện nay của Nga, Ngân hàng Thế giới cũng đã đưa ra dự đoán nền kinh tế của Nga sẽ suy giảm 2,9% trong năm 2015.
Theo http://vtc.vn
TIN LIÊN QUAN
Theo thông báo chính thức của Cơ quan báo chí Liên bang, Chính phủ Liên bang Nga đã ra lệnh chuyển cho Zarubezhneft cổ phần của TotalEnergies và Equinor trong Hợp đồng Kharyaga PSA. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Shulginov ký.
27/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần với nước này.
23/07/2022
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu giảm hôm thứ Năm 20/7 khi Nga bắt đầu bơm lại dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream, đường ống lớn nhất của nước này đến châu Âu, sau 10 ngày bảo trì.
21/07/2022
Gazprom vẫn chưa nhận được bất kỳ tài liệu chính thức nào về việc tuabin cho Nord Stream 1 sẽ sớm được trao trả cho Nga từ Canada.
20/07/2022
Công ty dầu khí quốc gia Iran và tập đoàn Gazprom ký một thỏa thuận hợp tác trị giá khoảng 40 tỷ USD nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng.
19/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo việc không thể đảm bảo nguồn cung khí đốt cho châu Âu là "tình huống bất khả kháng" và họ không phải chịu trách nhiệm.
19/07/2022
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nga Denis Manturov cho rằng Nga có khả năng tự sản xuất tất cả các thiết bị cần thiết để mở rộng mạng lưới khí hóa trong nước.
18/07/2022
Ngày 13/7, phương tiện truyền thông cho biết cuộc đàm phán giữa về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã đạt kết quả, theo đó Nga và Ukraine nhất trí thành lập một “trung tâm điều phối” ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
13/07/2022
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đức Joerg Kukies ngày 13/7 cho biết nước này sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động mua than đá của Nga vào ngày 1/8 tới, ngừng mua dầu mỏ Nga vào ngày 31/12 tới.
13/07/2022