Nga xây dựng đường ống dẫn dầu sang châu Á
Tổng giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller (trái) trình bày với Tổng thống Vladimir Putin kế hoạch đưa khí đốt về miền đông ngày 29-10 - Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời ông Alexei Miller, tổng giám đốc điều hành Gazprom, trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 29-10, cho biết tập đoàn này sẽ chi 770 tỉ rup để xây dựng hệ thống đường ống dài hơn 3.200km từ mỏ Chayanda đến cảng Vladivostok nằm trên bờ biển Thái Bình Dương. Khoảng 430 tỉ rup còn lại sẽ dùng để phát triển mỏ khí. Mỏ Chayanda ước tính chứa hơn 1.200 tỉ m3 khí đốt.
“Chúng tôi sẽ nối liền đông và tây Siberia, một hệ thống dẫn khí thống nhất, cho phép khí đốt từ trung tâm sản xuất Irkutsk đi về phía tây qua Krasnoyarsk, Novosibirsk và Omsk” - ông Miller nói và cho biết dự án, dự kiến hoàn thành năm 2017, sẽ được kết nối vào hệ thống dẫn khí đốt trên toàn quốc.
Tổng thống Putin đã yêu cầu Gazprom siết chặt quan hệ với Nhật Bản và các nền kinh tế mới nổi ở châu Á như Trung Quốc. “Chúng ta có thể xây dựng một trung tâm xuất khẩu định hướng châu Á - Thái Bình Dương”, ông Putin nhấn mạnh và khẳng định trữ lượng dầu tại khu vực đông Siberia vẫn còn rất khổng lồ. “Sau cuộc gặp, tổng thống đã yêu cầu Gazprom giải quyết tất cả các vấn đề và bắt đầu khởi công xây dựng dự án càng sớm càng tốt”, người phát ngôn tổng thống nói với báo chí.
Cũng nằm trong định hướng mở rộng về phía đông, theo Bloomberg, Gazprom đang lên kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn từ mỏ Kovykta, một mỏ khí đốt khổng lồ khác thuộc Siberia với trữ lượng 2.500 tỉ m3, chạy về phía Thái Bình Dương.
Theo tuoitre.vn
TIN LIÊN QUAN
2/3 smartphone mới bán ra tại Nga là của các thương hiệu Trung Quốc, cho thấy tác động của cuộc chiến với Ukraine đến thị trường tiêu dùng trong nước.
30/06/2022
Từ ngày 1 tháng 7, người dân Nga sẽ có thể chuyển tới 1 triệu đô la mỗi tháng hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác vào tài khoản của họ ở một ngân hàng nước ngoài hoặc cho một người khác ở nước ngoài, Ngân hàng Trung ương cho biết.
Trên đồng một trăm rúp mới có hình ảnh mô tả Tháp Spasskaya và Đài tưởng niệm Người lính Xô Viết Rzhev.
30/06/2022
Các nước G7 (Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, Ý) cam kết rằng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả chống lại Nga, sẽ không ảnh hưởng đến lĩnh vực lương thực. Reuters dẫn tin từ tuyên bố của các nhà lãnh đạo của G7 vào cuối hội nghị thượng đỉnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại “Tối huệ quốc” với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.
28/06/2022
Gazprom đã nối lại nguồn cung khí đốt của Nga qua đường ống dẫn khí TurkStream sau khi hoàn thành bảo trì hằng năm theo lịch trình, công ty cho biết hôm thứ Hai 27/6.
28/06/2022
Điện Kremlin tuyên bố Nga đã trả nợ và không có căn cứ nào để nói nước này vỡ nợ.
27/06/2022
Ấn Độ tăng mua dầu thô giá rẻ Nga khi nguồn năng lượng này mang lại lợi ích lớn về kinh tế vĩ mô, bất chấp nỗ lực ngăn cản từ EU.
27/06/2022
Ngày 26.6, bốn nước G7 đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga, đánh dấu động thái mới trong nỗ lực phong toả kinh tế của nước này vì chiến sự tại Ukraine.
26/06/2022