Ngân hàng nước ngoài tại Nga "nhảy" vào thị trường trái phiế
Hai ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Nga, gồm Raiffeisen của Áo và Société Générale (SocGen) của Pháp, vừa phát hành một lượng lớn trái phiếu ruble để huy động vốn nhằm duy trì hoạt động các chi nhánh tại Nga trong vài tuần gần đây.
Động thái này chứng tỏ đòn trừng phạt của phương Tây với Nga có tác động không hề nhỏ đến các ngân hàng nước ngoài tại đây.
Mặt khác, phát hành trái phiếu ruble tại Nga cũng thể hiện nỗ lực của các nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn tín dụng từ công ty mẹ ở phương Tây.
Theo nguồn tin thân cận, trong 2 tuần qua, nhánh ngân hàng SocGen tại Nga đã phát hành khoảng 750 triệu USD trái phiếu ruble. Ngân hàng này dự kiến sẽ phát hành nhiều trái phiếu ruble hơn, hướng tới hoàn toàn độc lập về nguồn vốn với công ty mẹ. Tính đến cuối năm ngoái, tổng số tiền gửi tại chi nhánh này đạt 8,5 tỷ euro và tổng nợ là 13,5 tỷ euro.
Trong khi đó, ngân hàng Raiffeisen cũng đã phát hành 10 tỷ ruble trái phiếu định giá bằng nội tệ của Nga 2 tuần trước. Nga vốn là thị trường mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Raiffeisen. Tính đến cuối tháng 6, tổng tiền gửi tại nhánh ngân hàng này đạt 9,9 tỷ euro và tổng nợ là 10,3 tỷ euro.
Trên thực tế, từ sau khi 2 ngân hàng lớn nhất của Nga - VTB và Sberbank - bị liệt vào danh sách trừng phạt, các ngân hàng nước ngoài tại đây lại hưởng lợi lớn khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp phương Tây chuyển tiền gửi sang.
Trái ngược với 2 ngân hàng trên, 50 chi nhánh của Citigroup tại Nga vẫn có thể hoàn toàn tự cung vốn mà không cần phát hành bất cứ một trái phiếu ruble nào, theo một nguồn tin thân cận.
Theo http://gafin.vn
TIN LIÊN QUAN
Chính phủ Nga đã bổ sung ngũ cốc, dầu hướng dương và bột chiết xuất vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu phải được thanh toán bằng đồng rúp. Nghị quyết về vấn đề này đã được phê chuẩn vào hôm qua (1/7).
02/07/2022
Việc Nga thành lập công ty vận hành dự án Sakhalin 2 có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của Nhật Bản; các tập đoàn Mitsui và Mitsubishi có thể buộc phải rút khỏi dự án ở vùng Viễn Đông này của Nga.
01/07/2022
2/3 smartphone mới bán ra tại Nga là của các thương hiệu Trung Quốc, cho thấy tác động của cuộc chiến với Ukraine đến thị trường tiêu dùng trong nước.
30/06/2022
Từ ngày 1 tháng 7, người dân Nga sẽ có thể chuyển tới 1 triệu đô la mỗi tháng hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác vào tài khoản của họ ở một ngân hàng nước ngoài hoặc cho một người khác ở nước ngoài, Ngân hàng Trung ương cho biết.
Trên đồng một trăm rúp mới có hình ảnh mô tả Tháp Spasskaya và Đài tưởng niệm Người lính Xô Viết Rzhev.
30/06/2022
Các nước G7 (Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, Ý) cam kết rằng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả chống lại Nga, sẽ không ảnh hưởng đến lĩnh vực lương thực. Reuters dẫn tin từ tuyên bố của các nhà lãnh đạo của G7 vào cuối hội nghị thượng đỉnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại “Tối huệ quốc” với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.
28/06/2022
Gazprom đã nối lại nguồn cung khí đốt của Nga qua đường ống dẫn khí TurkStream sau khi hoàn thành bảo trì hằng năm theo lịch trình, công ty cho biết hôm thứ Hai 27/6.
28/06/2022
Điện Kremlin tuyên bố Nga đã trả nợ và không có căn cứ nào để nói nước này vỡ nợ.
27/06/2022