Vietnews.ru
Kinh tế

Người Nga quay lại Đảo Síp

08/03/2014 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Khi chính phủ Cộng hòa Síp buộc những người gửi tiền ngân hàng phải đóng góp cho gói ứng cứu quốc tế vào mùa xuân năm ngoái, điện thoại của Vasilis Zertalis bắt đầu đổ chuông. Các công ty dưới sự tư vấn của ông, trong đó có nhiều người Nga, muốn tìm cách rút khỏi Đảo Síp càng nhanh càng tốt.

Những ngày này, họ cũng đến nhưng với lý do khác: nôn nóng muốn vào Síp để làm ăn. "Chúng tôi đăng ký cho số công ty gấp 2 lần so với sau khi cuộc khủng hoảng diễn ra" - ông Zertalis, Giám đốc Công ty Prospectacy Limited, nói. “Nga , Đức , Mỹ Latin, Canada - tất cả đang đổ vào. Đặc biệt là người Nga”.

Chính phủ Cộng hòa Síp đang cố gắng biến đảo quốc này thành một cái gì đó khác hơn là một thiên đường thuế cho người nước ngoài. Tuy nhiên, đây vẫn là nơi trú ẩn thuế của nhiều người. "Người ta vẫn ưa thích Síp vì hệ thống pháp lý và thuế vẫn ổn định hơn nhiều so với ở Nga và họ nghĩ rằng mối đe dọa của một cuộc khủng hoảng khác là còn xa” - theo Costas Erotocritou, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nga ở Síp.

1 năm sau cuộc ứng cứu, nền kinh tế Đảo Síp vẫn chìm trong khó khăn và hệ thống ngân hàng chỉ bằng một nửa trước đó, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng vọt lên mức 17,5% từ mức 14%, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên trên 40%. Các ngân hàng mạnh tay kiềm chế cho vay khi lượng tiền gửi sa sút, và gần một nửa dư nợ cho vay là nợ xấu hoặc vỡ nợ. Nợ tư nhân tăng lên khoảng 300% GDP của nền kinh tế trị giá 17 tỷ EUR. Nhưng một lĩnh vực đang hồi sinh mạnh mẽ là hoạt động của các công ty nước ngoài.

Người Nga quay lại Đảo Síp
Con phố mua sắm chính ở Nicosia trước đây hiện đầy rẫy các cửa hiệu bị đóng cửa.

Đảo Síp một lần nữa lại trở thành nơi trốn thuế được ưa thích. Dù cuộc ứng cứu buộc chính phủ đảo quốc áp thuế doanh nghiệp lên 12,5% so với mức 10% trước đó, nhưng đây vẫn là mức thuế thấp nhất trong khu vực đồng EUR, ngang với Ireland và thấp hơn nhiều so với mức 29,5 và 33,3% của Đức và Pháp.

Theo New York Times, số công ty gần như chắc chắn là bình phong để trốn thuế được đăng ký trong tháng 1 là 1.454, hơn gấp đôi so với mùa xuân năm ngoái, thậm chí cao hơn tháng 12-2012, trước khi vụ sụp đổ diễn ra. Cho đến nay, có khoảng 273.000 công ty được đăng ký ở Síp, dù dân số cả đảo quốc chỉ 839.000 người. “Ngành công nghiệp này hoàn toàn không chết. Người Nga quay lại vì họ không có chọn lựa nào khác” - theo Yiorgos Lakkotrypis, Bộ trưởng Thương mại và Năng lượng Cộng hòa Síp.

Nhưng có một nơi cả người Nga và những nhà đầu tư nước ngoài khác hiện nay đều không dám bỏ nhiều tiền vào, đó là các ngân hàng Síp. Sau khi tiền gửi bị tịch thu, các công ty nhìn chung sẽ không để quá 100.000EUR trong một ngân hàng Síp.

Trước đó, chính phủ tịch thu tới 60% tiền gửi của những tài khoản trên 100.000EUR trong một số ngân hàng để tái cấp vốn cho các bên ứng cứu. Tổng tiền gửi trong các ngân hàng Síp giảm từ 57 tỷ EUR vào tháng 4-2013 xuống 47 tỷ EUR vào tháng 11. Nếu chính phủ không kiểm soát chặt việc rút vốn và chuyển tiền ra nước ngoài, có lẽ con số sụt giảm sẽ lớn hơn rất nhiều.

Cho đến nay, nhiều công ty vẫn không dám gửi tiền trong hệ thống ngân hàng ở Eurozone, vì lo ngại tài sản của họ có thể bị tịch thu như từng xảy ra tại Síp. “Cho dù các nhà lãnh đạo châu Âu hiện nay nói gì, các khách hàng của chúng tôi vẫn muốn chia nhỏ tài khoản của họ ra càng nhiều nước và ngân hàng khác nhau càng tốt” - ông Zertalis nói.

Trong khi các doanh nhân ngành tài chính như Zertalis vui mừng trước sự phục hồi của dòng vốn đăng ký mới, nhiều người ở Đảo Síp vẫn hứng chịu sự đau đớn từ cuộc sụp đổ. Hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa đang sống dở chết dở do không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Trên con phố mua sắm chính của Nicosia nay đầy rẫy các cửa hàng, cửa hiệu bị đóng cửa.

Theo


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Ngày 22/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao nguy cơ vỡ nợ của Moskva.

Kinh tế,

22/06/2022

Bất chấp ảnh hưởng từ những lệnh cấm vận và biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng Rúp Nga đang tiếp tục tăng giá so với đồng USD, trở thành đơn vị tiền tệ mạnh nhất thế giới nửa đầu năm nay.

Kinh tế,

22/06/2022

Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng Ukraine, Thụy Sĩ nhập khẩu vàng từ Nga, cho thấy lập trường của ngành này với Nga có thể đã bớt căng thẳng.

Kinh tế,

22/06/2022

Tata Steel đã nhập khẩu khoảng 75.000 tấn than từ Nga trong nửa cuối tháng 5/2022, chỉ vài tuần sau khi cam kết ngừng kinh doanh với phía Nga.

Kinh tế,

21/06/2022

Quan chức cấp cao của EU khẳng định liên minh này không nhắm vào lương thực và phân bón của Nga.

Kinh tế,

21/06/2022

Hiện chương trình này áp dụng đối với các gia đình có con sinh từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2022, và các khoản vay này có thể được thực hiện đến hết năm 2023.

Kinh tế,

21/06/2022

Đồng đô la đã giảm 97 kopecks hoặc 1,72%, xuống còn 55,44 rúp vào lúc 15:06 giờ Moscow, theo dữ liệu từ Sở giao dịch Moscow. Đồng tiền của Mỹ đang giao dịch ở mức này lần đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 7 năm 2015.

Sau gần 4 tháng diễn ra khủng hoảng Ukraine, hơn 100 công ty từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn hoạt động tại Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt.

Kinh tế,

20/06/2022

Theo Phó Thủ tướng Nga Abramchenko, các loại bao bì không thể tái chế, khó phân hủy như ống hút nhựa, các loại hàng hóa bao bì khác cần loại bỏ dần và thay thế bằng những loại thân thiện môi trường.

Kinh tế,

20/06/2022

Hãng Lada của Nga đã buộc phải giới thiệu một phiên bản "Classic" của chiếc Granta chỉ vì thiếu linh kiện cần thiết.

Kinh tế,

18/06/2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

06.06.2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022