Sắp chốt việc Gazprom mua 49% cổ phần NMLD Dung Quất
Ông Giang nói: “Hiện nay chúng tôi đang tiến hành công việc và khoảng cuối tháng 9 sẽ có kết luận về việc này”
Cũng theo ông Giang, trong các phương án nghiên cứu của Gazprom về việc nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, có phương án lên đến 3 tỷ USD.
Được biết, ngoài phương án của đối tác Nga, BSR cũng đã nghiên cứu khả thi chi tiết dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất với vốn đầu tư tối đa chỉ khoảng 2 tỷ USD.
Nguồn tin được đăng tải trên trang tin Gazprom, trước đó ngày 17/6, tại trụ sở chính của Gazprom diễn ra cuộc họp giữa Vitaly Markelov, Phó Chủ tịch Ban Quản trị Gazprom và ông Đỗ Văn Hậu, Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Petro Việt Nam, hai bên đã thảo luận về sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.
Trong đó, lãnh đạo PVN và Gazprom Neft đã đặc biệt chú trọng về sự hợp tác trong lĩnh vực lọc dầu. Hai bên đã hướng đến sự hợp tác vận hành và phát triển Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Việc tăng công suất và nâng cấp tối ưu hóa nhà máy sẽ thúc đẩy nâng cao công nghệ lọc hóa dầu của Việt Nam và đồng thời Gazprom tiếp cận được một trong những thị trường đang bùng nổ về sản phẩm hóa dầu.
Hiện Gazprom Neft là một trong những công ty dầu khí hàng đầu của Nga. Gazprom đang sở hữu trên 70 giấy phép khai thác dầu ở Nga với sản lượng đạt trên 60 triệu tấn/năm và có 5 nhà máy lọc dầu với công suất 40 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí, là động lực tăng trưởng kinh tế miền Trung.
Sau 5 năm hoạt động, nhà máy lọc dầu Dung Quất chế biến trên 31 triệu tấn dầu thô, sản xuất ra trên 30 triệu tấn sản phẩm. Tổng doanh thu đạt trên 580.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước tổng cộng 93.000 tỷ đồng. Năm 2013, Nhà máy nộp ngân sách trên 28.000 tỷ đồng, đưa Quảng Ngãi vươn lên đứng vào hàng thứ 4 trong số các tỉnh có mức thu ngân sách cao nhất cả nước.
Theo http://www.stockbiz.vn
TIN LIÊN QUAN
Các nước G7 (Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, Ý) cam kết rằng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả chống lại Nga, sẽ không ảnh hưởng đến lĩnh vực lương thực. Reuters dẫn tin từ tuyên bố của các nhà lãnh đạo của G7 vào cuối hội nghị thượng đỉnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại “Tối huệ quốc” với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.
28/06/2022
Gazprom đã nối lại nguồn cung khí đốt của Nga qua đường ống dẫn khí TurkStream sau khi hoàn thành bảo trì hằng năm theo lịch trình, công ty cho biết hôm thứ Hai 27/6.
28/06/2022
Điện Kremlin tuyên bố Nga đã trả nợ và không có căn cứ nào để nói nước này vỡ nợ.
27/06/2022
Ấn Độ tăng mua dầu thô giá rẻ Nga khi nguồn năng lượng này mang lại lợi ích lớn về kinh tế vĩ mô, bất chấp nỗ lực ngăn cản từ EU.
27/06/2022
Ngày 26.6, bốn nước G7 đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga, đánh dấu động thái mới trong nỗ lực phong toả kinh tế của nước này vì chiến sự tại Ukraine.
26/06/2022
Chính phủ Đức cảnh báo rằng sau đợt bảo trì dài 10 ngày từ 11 – 21/7, đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt từ Nga có thể không được mở khóa van trở lại.
Ngày 22/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao nguy cơ vỡ nợ của Moskva.
22/06/2022
Bất chấp ảnh hưởng từ những lệnh cấm vận và biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng Rúp Nga đang tiếp tục tăng giá so với đồng USD, trở thành đơn vị tiền tệ mạnh nhất thế giới nửa đầu năm nay.
22/06/2022