Trung Quốc muốn xây đường hầm nối liền Crimea với Nga


Theo Phó thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea, bà Yevgeniya Bavykina, các quan chức Crimea đang nghiên cứu chi tiết của dự án này.
Trước hết, đường hầm không có đủ khả năng chống chịu những cơn địa chấn. Trong trường hợp thiên tai hoặc sự cố kỹ thuật xảy ra, nhiệm vụ khôi phục đường hầm cũng như đảm bảo an toàn của con người sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc xây dựng đường hầm có thể mất ít nhất 5 năm, trong khi xây cầu mất 4 năm. Dù vậy, Phó giám đốc Viện Kinh tế Sergei Markov nhấn mạnh, đề xuất trên cần được xem xét kỹ lưỡng. “Các đối tác Trung Quốc đã tích lũy kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình dưới nước. Họ đã soạn thảo 90% dự án. Điều đó rất tốt bởi có thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Nếu có một phương án khác có thể chấp nhận được thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng đề xuất đó. Ngoài ra, chúng tôi cần phải giúp Crimea thoát khỏi sự cô lập quốc tế. Vì vậy, các nhà phát triển nước ngoài là một yếu tố rất tích cực”, ông Sergei Markov nhấn mạnh. Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Crimea. Điều đó có nghĩa, chưa thể nhận định chính xác về thái độ của Bắc Kinh về việc Crimea gia nhập Nga.
Nhiều chuyên gia coi sự sẵn sàng của các công ty Trung Quốc trong việc tham gia xây dựng đường hầm ở Crimea là bằng chứng cho việc Bắc Kinh ủng hộ lập trường của Moscow. Cố vấn Viện Phát triển đương đại Nikita Maslennikov cho rằng, dự án này của Trung Quốc không có mục tiêu chính trị.
“Sớm hay muộn, tình hình ở Ukraina và trên bán đảo Crimea sẽ bình thường hóa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể mất cơ hội tiếp cận các khu vực đó. Rõ ràng, Trung Quốc không muốn bỏ lỡ cơ hội này. Chỉ thị của EU không đầu tư vào Crimea chỉ liên quan đến các công ty thuộc thẩm quyền của Brussels.
Vì thế, các nhà đầu tư Trung Quốc không có trở ngại chính trị và kinh tế để hiện diện ở Crimea”. Trên thực tế, nhiều chuyên gia Nga nghi ngờ tính khả thi của dự án xây dựng đường hầm, chỉ vì lý do kinh tế. Đường hầm thường được xây dựng tại những nơi không có khả năng xây dựng cầu. Eo biển Kerch không gặp phải vấn đề này. Do đó, rất có thể chính quyền Crimea sẽ thông qua quyết định xây dựng cầu vì dự án này rẻ hơn. Chuyên gia Nga cho rằng, trong trường hợp này, các công ty Trung Quốc vẫn có thể tham gia xây dựng cầu.
Theo ZING
TIN LIÊN QUAN
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022
Vào lúc 7h56 giờ GMT (14h56 giờ Việt Nam), đồng ruble giảm 1%, giao dịch ở mức 62,38 ruble/euro - mức thấp nhất kể từ ngày 8/7 có mức quy đổi 62,55745 ruble/euro.
29/07/2022
Theo thông báo chính thức của Cơ quan báo chí Liên bang, Chính phủ Liên bang Nga đã ra lệnh chuyển cho Zarubezhneft cổ phần của TotalEnergies và Equinor trong Hợp đồng Kharyaga PSA. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Shulginov ký.
27/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần với nước này.
23/07/2022