Volkswagen đầu tư gần 700 triệu USD xây dựng nhà máy tại Nga
Theo đó, VW sẽ đầu tư 250 triệu Euro để nâng cấp nhà máy sản xuất ô tô tại Kaluga, Nga và số tiền 300 triệu Euro, khoảng 377 triệu USD cũng được đầu tư vào nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc, giải quyết khoảng 1.500 công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Kế hoạch mạnh tay chi đậm khoản đầu tư trên là do VW đang cố gắng thực hiện mục tiêu vượt qua General Motors và Toyota để trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vào năm 2018. Theo dự báo, tiến độ phát triển công nghiệp ô tô đang chuyển dần sang các thị trường đang phát triển, đặc biệt là khu vực Tây Âu, còn Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ xe ô tô với tốc độ chóng mặt và Nga sẽ vượt qua Đức về doanh số bán hàng trong năm 2014.
“Nga là thị trường chiến lược tại châu Âu của VW trong tương lai, chúng tôi có ý định sẽ bán nửa triệu xe mỗi năm tại đây” – Giám đốc điều hành VW, ông Martin Winterkorn phát biểu tại triển lãm Moscow. Từ nay đến năm 2018, VW có thể sẽ chi thêm khoảng 1 tỉ Euro để mở rộng công suất các nhà máy tại Nga.
Theo tạp chí Automotive News, các mô hình cụ thể được phân phối tại Nga và Trung Quốc vẫn chưa được công bố.
Phiên bản Tiguan SUV
Tại Trung Quốc, VW đã có tới 11 nhà máy, trong đó có 4 nhà máy đang trong quá trình hoàn thành. Hiện VW đang phân phối hơn 20 mẫu xe tại Trung Quốc dưới các thương hiệu con là VW, Skoda và Audi.
Báo cáo của VW cho biết, tổng doanh thu trong năm 2011 tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đạt 2,6 triệu xe. Đến năm 2016, VAG có kế hoạch đầu tư 17,6 tỷ USD để sản xuất xe tại Trung Quốc.
Trong khi đó, nhà máy ở Kaluga nằm phía tây nam Moscow có công suất lắp ráp khoảng 125.000 xe bao gồm Tiguan SUV, Polo, Skoda Octavia và Fabia xe.
Thị trường ô tô Nga được dự báo sẽ tăng 28% lên 3,4 triệu xe vào năm 2014. Năm 2011, VW đã ký một thoả thuận với công ty của tỷ phú Oleg Deripaska GAZ OAO sản xuất 110.000 xe VW và Skoda mỗi năm tại cơ sở sản xuất ô tô Nga tại Nizhny Novgorod.
TIN LIÊN QUAN
Việc Nga thành lập công ty vận hành dự án Sakhalin 2 có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của Nhật Bản; các tập đoàn Mitsui và Mitsubishi có thể buộc phải rút khỏi dự án ở vùng Viễn Đông này của Nga.
01/07/2022
2/3 smartphone mới bán ra tại Nga là của các thương hiệu Trung Quốc, cho thấy tác động của cuộc chiến với Ukraine đến thị trường tiêu dùng trong nước.
30/06/2022
Từ ngày 1 tháng 7, người dân Nga sẽ có thể chuyển tới 1 triệu đô la mỗi tháng hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác vào tài khoản của họ ở một ngân hàng nước ngoài hoặc cho một người khác ở nước ngoài, Ngân hàng Trung ương cho biết.
Trên đồng một trăm rúp mới có hình ảnh mô tả Tháp Spasskaya và Đài tưởng niệm Người lính Xô Viết Rzhev.
30/06/2022
Các nước G7 (Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, Ý) cam kết rằng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả chống lại Nga, sẽ không ảnh hưởng đến lĩnh vực lương thực. Reuters dẫn tin từ tuyên bố của các nhà lãnh đạo của G7 vào cuối hội nghị thượng đỉnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại “Tối huệ quốc” với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.
28/06/2022
Gazprom đã nối lại nguồn cung khí đốt của Nga qua đường ống dẫn khí TurkStream sau khi hoàn thành bảo trì hằng năm theo lịch trình, công ty cho biết hôm thứ Hai 27/6.
28/06/2022
Điện Kremlin tuyên bố Nga đã trả nợ và không có căn cứ nào để nói nước này vỡ nợ.
27/06/2022
Ấn Độ tăng mua dầu thô giá rẻ Nga khi nguồn năng lượng này mang lại lợi ích lớn về kinh tế vĩ mô, bất chấp nỗ lực ngăn cản từ EU.
27/06/2022