Vốn Nga chảy khỏi các ngân hàng nước ngoài
Trong khi phương Tây đe dọa trừng phạt kinh tế Nga vì hoạt động tích cực của Mátxcơva ở Ukraina, khách hàng Nga bắt đầu rút tiền từ các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu của người nước ngoài. Chỉ riêng vào tháng 3 năm 2014, số tiền chảy khỏi 60 tổ chức tín dụng nước ngoài lên tới 63 tỷ rúp (1,8 tỷ USD ).
Rất nhiều người dân Nga và hàng loạt tổ chức Nga rút tiền gửi của mình và đóng tài khoản tại chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Liên Bang Nga. Đứng số một về lượng vốn chảy ra là ngân hàng “Moscomprivatbank” cho đến gần đây thuộc về “Privatbank” của Ukraina. Nguồn vốn ngân hàng đã giảm đi 40%. Ngoài ra, trong top 10 “các ngân hàng bị thiệt hại” có: ngân hàng HCF - công ty con của Home Credit Group ở Séc; Raiffeisenbank (chi nhánh của ngân hàng lớn Raiffeisen của Áo); “Rosbank” – công ty con của nhóm Pháp Societe Generale; Citibank – công ty con của Citigroup ở Mỹ và các chi nhánh của tập đoàn Đức Deutsche Bank, BNP Paribas và Credit Agricole của Pháp, Ngân hàng ING (Hà lan), Commerzbank (Đức). Và đó chỉ là các ngân hàng bị tổn thất hàng triệu USD. Nói chung, trong mấy tháng vừa qua, có hơn 6 chục tổ chức tín dụng nước ngoài bị ảnh hưởng bởi các mưu đồ chính trị của phương Tây chống lại Nga. Người dân Nga không còn xem xét các ngân hàng đó là nơi an toàn để gửi tiền. Tiến sĩ kinh tế Yosif Diskin bình luận tình hình này: “Trước hết, người dân Nga lo lắng rằng, công ty con của các ngân hàng nước ngoài sẽ chấm dứt hoạt động trên địa bàn Liên Bang Nga do các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Từ bên kia đại dương thường xuyên vang lên đòi hỏi áp dụng những biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga. Hai thượng nghị sĩ Mỹ, trong đó có nghị sĩ John McCain, đã giới thiệu dự luật với nội dung này. Theo ý kiến của họ, các biện pháp trừng phạt của Mỹ chưa ảnh hưởng đáng kể đến Mátxcơva, do đó, họ yêu cầu phải áp đặt lệnh trừng phạt đối với ngành tài chính. Nhưng, Mỹ không thể tác động đến các ngân hàng Nga, mà chỉ có thể gây áp lực lên các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, người dân Nga ứng xử khá hợp lý và chuyển tiền đi các ngân hàng của Nga”.
Các ngân hàng nước ngoài không nêu ý kiến chính thức và không muốn giải thích quá trình vốn “chảy” khỏi nhà băng bởi cuộc khủng hoảng địa chính trị, cụ thể, vì phương Tây tăng áp lực đối với Nga do tình hình ở Ukraina. Ví dụ, nhà kinh tế trưởng của chi nhánh Nga thuộc Ngân hàng Deutsche Bank ông Yaroslav Lissovolik tuyên bố rằng, tháng 3 năm nay, nhiều khách hàng và công ty Nga đã rút tiền từ các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài do tình hình bất ổn trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập thừa nhận rằng, người dân Nga đã làm như vậy để tránh rủi ro vì nhiều người ở Nga có những kinh nghiệm bất hạnh khi công dân bình thường không kế sinh nhai do cơn tức giận chính trị của ai đó. Vào tháng 3, khách hàng của một số ngân hàng Nga đột nhiên bị tước mất cơ hội mua sắm, rút tiền mặt và chuyển tiền với thẻ Visa và Master Card. Những người Nga đang hiện diện ở nước ngoài đã lâm vào tình huống khó khăn nhất. Hai hệ thống thanh toán quốc tế đã giải thích rằng, họ phải thực hiện biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Cổ đông lớn nhất của Visa và MasterCard là các ngân hàng Mỹ. Do đó, các hệ thống thanh toán quốc tế phải thực hiện chỉ thị của Bộ Tài chính Mỹ, va họ đã chặn hoạt động của một số tổ chức tín dụng Nga mà không thông báo từ trước. Sau một vài ngày lý trí đã giành phần thắng. Tuy nhiên, tình huống đó cho thấy rõ rằng, người dân có thể trở thành con tin của các mưu đồ chính trị Mỹ.
Sau hành động đó của Visa và MasterCard, Nga đã thông qua quyết định đẩy mạnh quá trình thành lập hệ thống thanh toán thẻ quốc gia. Mới đây, Tổng thống Vladimir Putin đã đặt chữ ký dưới văn kiện này.
Theo Tiếng nói nước Nga
TIN LIÊN QUAN
Chính phủ Đức cảnh báo rằng sau đợt bảo trì dài 10 ngày từ 11 – 21/7, đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt từ Nga có thể không được mở khóa van trở lại.
Ngày 22/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao nguy cơ vỡ nợ của Moskva.
22/06/2022
Bất chấp ảnh hưởng từ những lệnh cấm vận và biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng Rúp Nga đang tiếp tục tăng giá so với đồng USD, trở thành đơn vị tiền tệ mạnh nhất thế giới nửa đầu năm nay.
22/06/2022
Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng Ukraine, Thụy Sĩ nhập khẩu vàng từ Nga, cho thấy lập trường của ngành này với Nga có thể đã bớt căng thẳng.
22/06/2022
Tata Steel đã nhập khẩu khoảng 75.000 tấn than từ Nga trong nửa cuối tháng 5/2022, chỉ vài tuần sau khi cam kết ngừng kinh doanh với phía Nga.
21/06/2022
Quan chức cấp cao của EU khẳng định liên minh này không nhắm vào lương thực và phân bón của Nga.
21/06/2022
Hiện chương trình này áp dụng đối với các gia đình có con sinh từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2022, và các khoản vay này có thể được thực hiện đến hết năm 2023.
21/06/2022
Đồng đô la đã giảm 97 kopecks hoặc 1,72%, xuống còn 55,44 rúp vào lúc 15:06 giờ Moscow, theo dữ liệu từ Sở giao dịch Moscow. Đồng tiền của Mỹ đang giao dịch ở mức này lần đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 7 năm 2015.
Sau gần 4 tháng diễn ra khủng hoảng Ukraine, hơn 100 công ty từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn hoạt động tại Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt.
20/06/2022
Theo Phó Thủ tướng Nga Abramchenko, các loại bao bì không thể tái chế, khó phân hủy như ống hút nhựa, các loại hàng hóa bao bì khác cần loại bỏ dần và thay thế bằng những loại thân thiện môi trường.
20/06/2022