Doanh nghiệp Nga mong muốn mang công nghệ tiên tiến tới VN
Từ ngày 27-10 đến hết ngày 6-11, Đoàn đại biểu doanh nghiệp đổi mới của LB Nga trong khuôn khổ dự án lâu dài “Nga-Việt Nam: Nền kinh tế mới” có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Nhân dịp này, bà X.L.Vích-to-rốp-na (Stozaeva Lubov Viktorovna), Chủ nhiệm dự án “Chân dung đổi mới công nghệ của LB Nga”, Trưởng đoàn, đã chia sẻ với báo chí về khả năng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ giữa doanh nghiệp hai nước.
Bà X.L.Vích-to-rốp-na - Chủ nhiệm dự án “Chân dung đổi mới công nghệ của LB Nga”. Ảnh: Phương Linh
Phóng viên (PV): Xin bà có thể giới thiệu đôi nét về dự án lâu dài “Nga-ViệtNam: Nền kinh tế mới”?
Bà X.L.Vích-to-rốp-na: Bắt đầu từ năm 2012, trên cơ sở của Trung tâm Khoa học-Văn hóa Nga tại Hà Nội, với sự ủng hộ của các cơ quan hành pháp Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học-kỹ thuật Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành một loạt hoạt động dài hạn mang tên “Nga-Việt Nam: Nền kinh tế mới”. Dự án được thực hiện dưới sự bảo trợ của Viện Đu-ma, Hội đồng LB Nga (Thượng viện), Liên hiệp các khu vực đổi mới công nghệ của Nga và Tập đoàn thông tin-xuất bản “Trung tâm đối tác chiến lược”.
Mục đích của dự án là hỗ trợ về mặt tổ chức thông tin, phát triển hợp tác kinh doanh giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, áp dụng thực hành công nghệ tốt nhất tại các xí nghiệp Việt Nam, mở rộng khả năng hội nhập và hợp tác giữa giới kinh doanh đổi mới công nghệ của hai nước.
PV: Vậy mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của Đoàn doanh nghiệp đổi mới LB Nga là gì?
Bà X.L.ích-to-rốp-na: Đoàn doanh nghiệp đổi mới LB Nga đến Việt Nam lần này nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm cũng như giới thiệu những công nghệ tiên tiến nhất của LB Nga tới các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, trong chuyến thăm này có sự hiện diện của các doanh nghiệp hàng đầu của LB Nga trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như Tập đoàn AlkorBio chuyên nghiên cứu chế tạo và sản xuất thuốc thử dùng cho việc chẩn đoán trong phòng thí nghiệm; Công ty TNHH Sinvotek chuyên về công nghệ thông tin; Tập đoàn khoa học-sản xuất NIIPAV chuyên về chất tẩy rửa chức năng trên bề mặt; hay Công ty TNHH Tekhniks chuyên nghiên cứu mỏ dầu và khí, khoan và đại tu giếng khoan;… Những công ty này sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển, áp dụng những công nghệ mới nhất của LB Nga tại thị trường Việt Nam.
PV: Bà đánh giá như thế nào về vai trò của hợp tác trong lĩnh vực khoa học-công nghệ trong hợp tác kinh tế tổng thể giữa Việt Nam và LB Nga?
Bà X.L.Vích-to-rốp-na: Kể từ năm 2012, chúng tôi đã có nhiều chuyến thăm tới Việt Nam trong khuôn khổ dự án “Nga-ViệtNam: Nền kinh tế mới”. Việc áp dụng công nghệ đổi mới của Nga vào nền kinh tế của Việt Nam góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các bạn phát triển, đồng thời cải thiện cuộc sống của người dân. LB Nga mong muốn sự hợp tác trong lĩnh vực khoa học-công nghệ đi vào chiều sâu, có hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng công nghệ hiện đại.
PV: Theo bà, lĩnh vực công nghệ nào tại Việt Nam được giới doanh nghiệp Nga quan tâm?
Bà X.L.Vích-to-rốp-na: Theo tôi, hiện có 3 lĩnh vực được xem là ưu tiên của các doanh nghiệp Nga tại Việt Nam. Đó là công nghệ sinh học, công nghệ y tế và công nghệ sinh thái. Ngoài ra, cũng phải nhấn mạnh đến chế tạo khí cụ. Trước đây, hai nước đã có sự trao đổi và hợp tác chặt chẽ trong việc phát triển, nghiên cứu các công nghệ chế tạo máy dành riêng cho Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, giờ đây các công nghệ cao của Nga đã được cung cấp cho nhiều ngành khác nhau chứ không chỉ riêng cho Bộ Quốc phòng. Theo tôi, định hướng hợp tác cụ thể trong tương lai cần được hai nước thảo luận tập trung hơn nữa. Về phía Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ cần đưa ra định hướng những công nghệ, lĩnh vực mà Việt Nam đang cần. Dựa vào đó, chúng tôi có thể thúc đẩy trao đổi đoàn doanh nghiệp có thế mạnh, đúng và trúng lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm.
Bên cạnh những dự án lớn trong lĩnh vực nghiên cứu dầu khí, năng lượng nguyên tử, giao thông và truyền thông, doanh nghiệp Nga cũng mong muốn được thiết lập mối quan hệ về thương mại, đầu tư và công nghệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
PV: Hiện nay, hai bên đang thúc đẩy việc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước Liên minh Hải quan (gồm Nga, Ca-dắc-xtan và Bê-la-rút). Nếu FTA được ký kết, nó sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học-công nghệ Nga-ViệtNam?
Bà X.L.Vích-to-rốp-na: Việc ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh thuế quan không chỉ tạo sự cởi mở về thương mại, đầu tư giữa hai bên mà còn tạo thuận lợi cho việc hợp tác trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, góp phần đưa doanh nghiệp hai nước xích lại gần nhau và hợp tác hiệu quả, chặt chẽ hơn.
PV: Xin cảm ơn bà!
Theo http://www.baomoi.com
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022