Hợp tác hàng không Việt - Nga: Thách thức hay cơ hội?
Ông Trịnh Ngọc Thành - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines (trái) và Ông Andrey Chikhanchin - Phó Tổng giám đốc Aeroflot (phải) ký và trao Thỏa thuận phát triển quan hệ hợp tác giữa hai hãng.
Hàng không Việt đang có những bước phát triển đầy mạnh mẽ và vươn ra thị trường quốc tế giống như một hành trình tất yếu. Tháng 9 này, Vietnam Airlines kỷ niệm 25 năm khai thác đường bay thẳng Việt - Nga, liệu đây có phải là thời điểm chín muồi để cơ hội vượt trên những thách thức khi tiến hành các hợp tác quan trọng về hàng không giữa hai nước?
Rộng mở thị trường hàng không Nga
Lịch sử hàng không Nga - Việt có thay đổi mang tính bước ngoặt vào năm 1993 khi Vietnam Airlines bắt đầu khai thác các chuyến bay tới sân bay quốc tế Sheremetyevo (thủ đô Moscow) với những điểm dừng kết hợp qua Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) hay Berlin (Đức). Khi ấy, nhu cầu hàng không rất lớn những người lao động Việt Nam hết hạn về nước và các nhà kinh tế Việt Nam sang Nga tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, ngay cả những nhà hoạch định chiến lược khi ấy cũng khó hình dung ra thị trường rộng mở của một trong những đường bay thẳng đầu tiên này.
Trải qua 25 năm, những chiếc máy bay Boeing 767 của năm xưa được thay thế hoàn toàn bằng "siêu máy bay" Boeing 787-9 Dreamliner từ tháng 3 năm nay, đồng thời tăng cả về tần suất chuyên chở và chất lượng dịch vụ 4 sao theo tiêu chuẩn quốc tế của Skytrax đáp ứng lượng khách tăng trưởng đáng kể.
Dung lượng thị trường hàng không giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt hơn 1,35 triệu lượt khách năm 2017 với mức tăng trưởng bình quân 18%/năm. Thậm chí, ngay sau khi khai thác dàn máy bay hiện đại, doanh thu hành khách và hàng hoá lần lượt tăng trưởng 14% và 69% so với cùng kỳ năm 2017.
Năm 2018, cơ hội hay thách thức?
Là nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới, Nga trước nay vẫn luôn là thị trường hấp dẫn mà các hãng hàng không muốn tiếp cận. Hiện có ít nhất 5 hãng hàng không khai thác đường bay thẳng từ Việt Nam đến Nga. Về mặt chất lượng, một cuộc cạnh tranh khắc nghiệt giữa các hãng hàng không Việt với các hãng hàng không đạt tiêu chuẩn 5 sao và 4 sao thuộc EU như Lufthansa, Aegean Airlines, Austrian Airlines…
Những thách thức kể trên đặt ra yêu cầu hàng không Việt đang có những thay đổi chiến lược để có thể tạo dựng chỗ đứng vững chắc tại thị trường nhiều tiềm năng này, hàng không Việt đang có những thay đổi chiến lược.
Đơn cử, việc Vietnam Airlines đưa "siêu máy bay" Boeing 787-9 Dreamliner vào khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Moscow trong năm 2018 rút ngắn với lộ trình chỉ kéo dài trong 9h35\'. Đây không chỉ là hành trình bay thẳng thuận lợi nhất là còn là nhanh nhất trong mọi hành trình bay kết nối Việt Nam tới Liên bang Nga ở thời điểm hiện tại tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể cho Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
Định hướng để vươn xa bằng chất lượng, đại diện của Việt Nam là Vietnam Airlines đang nỗ lực để trở thành hãng hàng không quốc tế có chất lượng 5 sao ngang bằng với các hãng hàng không lớn trên thị trường.
Không chỉ thế, để tạo dựng một "liên minh hàng không" ngay tại "Xứ sở Bạch Dương", Vietnam Airlines thực hiện hợp tác quan với Hãng hàng không quốc gia Nga (Aeroflot) hướng tới thị trường Nga. Lễ ký kết thỏa thuận phát triển quan hệ hợp tác Vietnam Airlines - Aeroflot vừa được diễn ra ngày 7/9 cùng với sự kiện kỷ niệm 25 năm đường bay thẳng giữa hai quốc gia.
Theo thỏa thuận này, dự kiến từ năm 2019, Vietnam Airlines và Aeroflot sẽ cùng hợp tác Liên danh linh hoạt (code-share) trên các đường bay nội địa của Việt Nam và Nga, tiến tới mở rộng trên các lĩnh vực để tối đa hợp tác song phương, mang lại ngày càng nhiều lợi ích cho khách hàng.
Năm 2018 cũng là năm có những chính sách vĩ mô quan trọng thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga. Đề án định hướng phát triển đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, địa bàn trọng điểm nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt khẳng định Nga là một trong những thị trường trọng điểm của Việt Nam.
Cùng với đó, 2018 cũng được xem là giai đoạn khẩn trương "giải tỏa các điểm nghẽn" cản trở quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Trong đó, quan trọng hơn cả là tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, nhập cảnh và làm việc có thời hạn trên lãnh thổ của nhau cho công dân hai nước. Đây đều là những cơ hội lớn tạo tiền đề những phát triển đột phá về hàng không giữa hai quốc gia vượt qua những thách thức.
Với kinh nghiệm 25 năm gia nhập thị trường này, hàng không Việt được kỳ vọng sẽ đem cả chất lượng và những thế mạnh riêng có để bước tiếp những bước thành công.
Theo vneconomy.vn
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022