Vietnews.ru
Quan hệ Nga-Việt

Hợp tác Lục quân Nga-Việt: Điểm sáng T-90/2S25 Sprut-SDM và Tor-M2

03/01/2018 (Đọc 9 phút)

Xem thêm:

Lục quân Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa và Nga vẫn là “người bạn thân thiết” cung cấp mọi vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam.

Nga bán xe tăng T-90S/SK cho Việt Nam

Đối với Quân chủng Lục quân, kết quả quan trọng nhất của hợp tác Nga-Việt trong năm vừa qua là việc bắt đầu nâng cấp lực lượng xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Việt Nam hiện đứng đầu trong khu vực về số lượng xe tăng (theo báo chí nước ngoài là khoảng 3000-4000 xe tăng), nhưng những chiếc tăng T-55, T-62, cũng như một số lượng nhất định các bản sao Trung Quốc như Type 59, Type 62, 63…, đã lỗi thời và hết thời gian sử dụng.

Phía Việt Nam đã nỗ lực hết sức để duy trì đội xe tăng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, nhưng không thể giải quyết được cốt lõi vấn đề vì các xe tăng đều đã lạc hậu. Kết quả là Việt Nam đã quyết định mua một số lượng xe tăng Nga hiện đại T-90 (chính xác hơn, phiên bản xuất khẩu T-90S và xe chỉ huy T-90SK.

Những thông tin đầu tiên về hợp đồng xuất hiện trong một báo cáo hàng năm của Uralvagonzavod. Nhà sản xuất xe tăng của Nga tiết lộ trong báo cáo rằng, trong năm 2017, họ đã bắt đầu quá trình thực hiện hợp đồng với khách hàng mang mã số “704” (tức Việt Nam) về việc cung cấp 64 xe tăng T-90S/SK.

Tháng 11, Phó giám đốc của cơ quan liên bang phụ trách hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga (FSMTC) Mikhail Petukhov nói với các phóng viên rằng, sau hàng loạt các cuộc đàm phán giữa các chuyên gia Nga và Việt Nam, hợp đồng cung cấp xe tăng T-90S và T-90SK đã được ký kết và hai bên đã ngay lập tức bắt tay vào thực hiện.

Hợp đồng cung cấp xe tăng lớp T-90 cho Việt Nam đã chứng minh một lần nữa rằng. trường phái xe thiết giáp Nga vẫn giữ một vị trí hàng đầu, và các loại xe chiến đấu với thương hiệu "Made in Russia" vẫn là một sản phẩm độc đáo trên thị trường vũ khí thế giới.
Chi phí cho loại xe tăng T-90 là hợp lý với hầu hết các khách hàng nước ngoài, giá của phiên bản xuất khẩu thấp hơn 2 - 2,5 lần so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài; trong khi nó đã thể hiện tính năng vượt trội các xe tăng phương Tây khi tham chiến ở Syria.

Hop tac Luc quan Nga-Viet: Diem sang T-90/2S25 Sprut-SDM va Tor-M2

Việt Nam sẽ mua có chọn lọc một số phương tiện chiến đấu của Nga để hiện đại hóa lực lượng lục quân


Một trong những phẩm chất chính của xe tăng là khả năng sử dụng hệ thống vũ khí "mở rộng", không chỉ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất mà còn các mục tiêu trên không. Với mục đích này, T-90 được trang bị hệ thống Reflex với tên lửa Invar M-1 và phóng tên lửa dẫn đường bằng các chùm tia laser qua nòng pháo xe tăng.

Hệ thống động lực bao gồm động cơ turbodiesel B-92 đa năng V-12, có xi lanh cực kỳ đáng tin cậy và dễ sửa chữa. Bên cạnh đó, động cơ xe tăng T-90 cung cấp công suất hữu ích mạnh nhất trong số các đối thủ cạnh tranh, cho phép chiếc xe nặng nhiều tấn di chuyển rất nhanh trên chiến trường. Do đó, T-90 đã nhận được một biệt danh không chính thức từ các chuyên gia là "xe tăng bay".

Với tất cả các hợp đồng xuất khẩu tới Ấn Độ (gần 2000 chiếc), Algeria, Azerbaijan, Việt Nam, Iraq, Uganda và đang đàm phán với một số nước Trung Đông, tổng số đơn hàng xuất khẩu T-90 có thể đạt tới con số kỷ lục là hơn 3120 đơn vị.

Việt Nam trước yêu cầu làm mới xe thiết giáp lội nước

Trong thành phần lục quân Quân đội Nhân dân Việt nam vẫn còn các xe tăng lội nước PT-76 của Liên Xô, được phát triển từ giữa những năm 1950. Hiện nay những xe này cũng đã quá lạc hậu.

Một số phương tiện truyền thông Việt Nam như kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đã đề nghị lắp đặt lên PT-76 hệ thống AU-220m Baikal với pháo tự động 57mm. Tuy nhiên, nâng cấp này cũng chỉ có thể được coi là biện pháp tạm thời, không tạo nên bước ngoặt về chất.

Chuyên gia Nga Victor Murakhovski (cựu sỹ quan xe tăng) nói rằng, nếu đi theo con đường ít chi phí, hệ thống độc lập kiểu AU-220 với một khẩu pháo 57mm và hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại (FCS) giúp nâng cao chất lượng chiến đấu của PT-76.

Tuy nhiên, đó là một thế hệ vũ khí khác hẳn so với vũ khí tiêu chuẩn của chiếc xe này và đạn dược cũng hoàn toàn khác. Do đó phiên bản hiện đại hóa PT-76 có thể được sử dụng trong các vụ phục kích hoặc trên địa hình các loại xe bọc thép khác không thể tiếp cận.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp tình thế và cũng đến lúc Việt Nam cần suy nghĩ về việc đổi mới tận gốc đội xe tăng lội nước. Loại xe như vậy chắc chắn là cần thiết bởi điều kiện tự nhiên của Việt Nam nhiều sông ngòi, kênh rạch, nên cần có những lựa chọn tốt nhất.

Theo ông Victor Murakhovsky, xe tự hành chống tăng lội nước 2S25 Sprut-SDM có thể là lựa chọn hoàn hảo cho Việt Nam.

Trên thực tế, Sprut là xe tăng lội nước hạng nhẹ với đầy đủ trang bị vũ khí như những xe tăng tiêu chuẩn, gồm pháo 125 mm, hệ thống điều khiển hỏa lực tiến tiến và khả năng bắn tên lửa có điều khiển qua nòng pháo. Không bất kỳ nước nào có vũ khí như vậy ngoại trừ Nga.

Vào tháng 7 năm 2017, tại triển lãm hàng không MAKS, người đứng đầu Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Quốc doanh Nga Rosoboronexport là ông Alexander Mikheyev cho biết, Nga sẵn sàng cung cấp một khoản tín dụng để Việt Nam mua xe tăng và thiết bị hàng hải của mình.
Trong năm qua, Việt Nam cùng với Lào đã đặt hàng xe đổ bộ lội nước đặc biệt của Nga là VPK 59.037, được chế tạo trên cơ sở của xe bọc thép chở quân BTR-80, có thể sử dụng để phục vụ các hoạt động trong vùng bị thiên tai và cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp.

Xe có trọng lượng 14 tấn, có thể chở đến 5 tấn hàng trong khoang hành khách và hàng hóa, hoặc chuyên chở đến 25 người. Xe chạy được trên mọi địa hình với tốc độ tối đa 80 km/giờ trên đường cao tốc, 50 km/giờ trên đường đất và 9 km/giờ khi bơi trên nước.

Gầm xe cao 475mm, giúp nó có thể di chuyển trong mọi địa hình, đồng thời, khả năng bơi trên nước giúp xe trở thành một phương tiện giao thông không thể thay thế trong điều kiện ngập lụt, thiên tai và các thảm họa khác.

Theo thư ký báo chí của công ty "Công nghiệp quân sự" Sergei Suvorov cho biết, khách hàng Việt Nam qua khảo sát thực tế tính năng của xe VPK 59.037 đã hoàn toàn hài lòng với phiên bản hiện tại và trang thiết bị cơ bản trên xe.

  

Nhiều khả năng xe thiết giáp 2S25 Sprut-SDM của Nga sẽ được Việt Nam mua để thay thế PT-76


Việt Nam đang ngắm nghía các hệ thống phòng không Nga

Ngoài xe tăng, thiết giáp, phía Nga cũng đang thảo luận với Việt Nam về các thiết bị quân sự lục quân khác nhau. Theo Phó Giám đốc FSMTC Nga Mikhail Petukhov, hiện đang có các cuộc hội đàm về cung cấp, sửa chữa và hiện đại hóa tên lửa phòng không và các tổ hợp khác nhau.

Rõ ràng là sau khi đã sở hữu S-300PMU1, Việt Nam đang quan tâm tới hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa S-400 Triumph - loại vũ khí đang bảo vệ căn cứ không quân Nga Hmeymim tại tỉnh Latakia của tại Syria, đã được Trung Quốc mua sắm và hiện đang nhận được sự quan tâm lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Ấn Độ.

Gần đây, tin tức trên các tờ báo điện tử Việt Nam cho biết, trong danh sách sản phẩm quốc phòng Việt Nam mua của Nga trong những nằm gần đây, thật bất ngờ khi xuất hiện tên của hệ thống phòng không tầm ngắn Tor-M2.

Đó là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa (SAM) chiến thuật cơ động, có khả năng tác chiến trong cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, tại mọi địa hình chiến đấu.

Nhiệm vụ của nó là bảo vệ các cơ sở hành chính, kinh tế, vật chất, quân sự quan trọng, và các đơn vị lục quân tiền phương trước cuộc không kích từ trên không (kể cả máy bay có và không người lái, thậm chí là cả máy bay tàng hình, cũng như chống lại các cuộc ném bom, tên lửa hành trình, các hệ thống định vị radar.

Tor-M2 được dựa trên một khung gầm bánh hơi hoặc xích (do Nga hoặc Belarus sản xuất), có thể khai hỏa khi đang hành tiến bảo vệ đội hình hành quân. Hệ thống phòng không thông minh này hoạt động trong chế độ hoàn toàn tự động, tự kiểm soát không phận và bắn hạ tất cả các mục tiêu trên không mà không được hệ thống nhận dạng "bạn - thù" xác nhận.

Trong bối cảnh Việt Nam đã sở hữu S-300 có tiềm tàng khả năng được nâng cấp tiếp về tên lửa thì hệ thống phòng không S-400 có thể là chưa cần thiết, còn những hệ thống phòng không tầm gần có khả năng đánh chặn tên lửa như Tor-M2 có lẽ là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của Việt Nam.

Theo Baodatviet


Tags: Hợp tác, Nga-Việt



TIN LIÊN QUAN

Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.

Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).

Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.

Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.

Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.

Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.

Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.

Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022