Quan hệ Việt Nam-Nga lên tầm cao mới
- Thưa Đại sứ, Ngài đánh giá như thế nào về thực trạng quan hệ Nga-Việt hiện nay trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, kỹ thuật quân sự, văn hóa và du lịch?
Với bề dày của tình hữu nghị lâu đời và hợp tác hiệu quả được thử thách qua thời gian, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam — Liên bang Nga đang phát triển sâu rộng, tin cậy chính trị cao thể hiện sự gắn bó đặc biệt, tin cậy, truyền thống giữa hai nước. Hai bên đã thiết lập được cơ chế tiếp xúc cấp cao thường niên, hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế. Có thể nói, mối quan hệ song phương hiện nay đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp trên tất cả các mặt của sự hợp tác.
Liên quan đến lĩnh vực kinh tế- thương mại, sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á-Âu được ký kết, kim ngạch thương mại song phương năm 2017 đã tăng 27% so với năm 2016 đạt gần 4 tỷ USD. Hai nước hợp tác tốt trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, ngân hàng; tích cực thúc đẩy các dự án đầu tư ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên lãnh thổ của nhau.
Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga, như dầu khí, năng lượng, thương mại, viễn thông…nông nghiệp cũng là lĩnh vực hợp tác có tiềm năng và hứa hẹn nhiều thành công. Tập đoàn "TH True Milk" quyết định đầu tư vào Nga với tổng số vốn đầu tư trong 10 năm, theo 3 giai đoạn, lên tới 2,7 tỷ USD và đã đưa vào trang trại bò sữa đầu tiên ở tỉnh Matxcơva. Đây là dự án tiêu biểu, đáp ứng nguyện vọng của hai nước, mở ra khả năng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hợp tác nhiều mặt về quân sự, được cả hai bên đặc biệt chú trọng. Hiện Nga vẫn là nhà cung cấp chính cho Việt Nam về vũ khí, trang thiết bị quân sự. Hai bên tiếp tục tăng cường chia sẻ quan điểm về các vấn đề liên quan và cùng quan tâm; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng trong các lĩnh vực truyền thống, thiết thực và tin cậy; vận hành các cơ chế tham vấn, trao đổi; thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự trên cơ sở lâu dài, bình đẳng, cùng có lợi.
Hai bên đã xây dựng và duy trì các cơ chế tham vấn, trao đổi bao gồm: Cơ chế Đối thoại Chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng và cơ chế tham vấn, trao đổi giữa các quân, binh chủng, triển khai hợp tác trên lĩnh vực đào tạo, gìn giữ hòa bình và nghiên cứu khoa học.
Hai bên còn tăng cường quan hệ quốc phòng trong các khuôn khổ đa phương, phối hợp tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hai bên đánh giá cao vai trò và ý nghĩa của quan hệ hợp tác quốc phòng, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương trong tổng thể mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam — Liên bang Nga; khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng, hợp tác kỹ thuật quân sự Việt Nam — Liên bang Nga.
Về văn hóa và du lịch, Hai bên triển khai thực hiện thoả thuận hợp tác giữa hai nước về hợp tác văn hóa và thông tin tuyên truyền gắn các hoạt động ngoại giao với giao lưu văn hoá nghệ thuật, làm cầu nối để các địa phương, doanh nghiệp của hai nước thiết lập quan hệ, trao đổi các đoàn, củng cố và đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, khoa học giáo dục, văn hoá du lịch v.v.
Hai nước phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện giao lưu văn hóa, được dư luận đánh giá cao, trong đó nổi lên các hoạt động phối hợp chủ trì tổ chức các hoạt động kỷ niệm các mốc trong lịch sử hai nước và liên quan đến quan hệ Việt Nam — Liên bang Nga; toạ đàm trao đổi thông tin, nghe nói chuyện thời sự, thi vẽ/ tìm hiểu về quan hệ hai nước; giao lưu văn hoá, văn nghệ… nhân kỷ niệm các sự kiện lịch sử, các ngày lễ truyền thống của hai nước; quan tâm củng cố, phát triển quan hệ với các tổ chức xã hội nhân dân như hội Hữu nghị Việt-Nga và Nga-Việt, Quỹ Hòa bình Nga, Hội CCB Nga. Hai bên đang tích cực chuẩn bị cho năm giao lưu chéo Việt — Nga 2019.
Du lịch cũng là một trong những điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước. Năm 2017, lượng du khách Nga sang Việt Nam đã tăng đáng kể, đến 38,3% so với cùng kỳ năm ngoái; có gần 500.000 khách du lịch Nga đã chọn Việt Nam là điểm đến để tham quan, nghỉ dưỡng. Đến với Việt Nam các bạn sẽ thấy phong cảnh thiên nhiên xứ nhiệt đới và nhất là sự chào đón ấm áp chân thành của người Việt Nam dành cho các bạn.
- Theo Đại sứ, những khía cạnh nào trong quan hệ hai nước cần được ưu tiên và cần tập trung hợp tác trong lĩnh vực nào?
Quan hệ chính trị song phương tốt đẹp như hiện nay đang mở ra tiềm năng lớn cho hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Dễ dàng nhận thấy rằng, lĩnh vực hợp tác kinh tế — thương mại chưa phát triển xứng tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp. Theo tôi, trong thời gian tới cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
— Triển khai thực hiện các nội dung hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, năng lượng, khai khoáng, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, y tế, xây dựng, lao động, văn hóa, thể thao và du lịch…
— Triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á — Âu để tạo bước đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga cũng như giữa Việt Nam với các thành viên khác của Liên minh Kinh tế Á — Âu.
— Thúc đẩy xuất khẩu sang Nga các mặt hàng nông — lâm — thủy sản và mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam. Nâng cao chất lượng hàng xuất nhập khẩu, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
— Rà soát việc triển khai các dự án hợp tác được đưa vào Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên Việt — Nga, nhất trí thúc đẩy triển khai các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, dầu khí, xây dựng kết cấu hạ tầng… đồng thời xem xét khả năng triển khai các dự án hợp tác mới như xây dựng đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Đẩy mạnh hoạt động của các liên doanh Việt — Nga trong việc thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam và trên lãnh thổ Nga. Chính phủ hai nước tạo điều kiện để các liên doanh này tiếp tục hoạt động hiệu quả, tăng cường và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực, dự án năng lượng khác. Hai bên cũng nhất trí cần thúc đẩy hợp tác xây dựng và nâng cấp các nhà máy nhiệt điện, thủy điện tại Việt Nam.
— Đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương của hai nước. Nhiều vùng lãnh thổ của Liên bang Nga và Việt Nam đã có mối quan hệ kết nghĩa từ lâu kết nghĩa từ lâu đời, đồng thời có nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là thu hút đầu tư, trao đổi thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa., như Hà Nội/Matxcơva, Thành phố Hồ Chí Minh/Saint-Petersburg và Matxcơva, Đà Nẵng/Yaroslavl, Khánh Hòa/Khabarovsk, Nghệ An/Ulyanov, Bà Rịa-Vũng Tàu/Nenetski… Từ đó, điều cần làm tiếp theo là tăng cường sự giao lưu và thúc đẩy để có những dự án hợp tác cụ thể giữa ngày càng hiệu quả hơn
Một trong những hướng đi tiềm năng của hợp tác địa phương chính là sự tham gia của các công ty Việt Nam trong việc tạo ra các cụm công nghiệp nhẹ, các khu kinh tế nông nghiệp tại Liên bang Nga. Hướng phát triển này được thực hiện thành công ở tỉnh Matxcơva và trong thời gian tới cần được triển khai ở các tỉnh, thành phố khác của Nga.
- Ngài Đại sứ thấy có những gì chưa được hoàn thiện trong quan hệ giữa hai nước chúng ta?
Bên cạnh những thành tựu của quan hệ song phương, vẫn còn nhiều lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy xứng với tiềm năng to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại — đầu tư. Có thể coi "độ trễ" của sự hợp tác kinh tế chưa tương xứng với hợp tác chính trị như "sự chưa hoàn thiện" và cần phải được khắc phục trong thời gian tới.
Liên quan đến vấn đề trên là sự tồn tại của một số điểm gây cản trở trong việc triển khai một số thỏa thuận kinh tế đã ký kết; có cả chủ quan lẫn khách quan. Về mặt chủ quan, có trường hợp các bên trong thỏa thuận chưa thật sẵn sàng về tài chính và nhân lực. Về mặt khách quan, đó là các thủ tục pháp lý, thuế quan, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật để triển khai. Cụ thể, trong lĩnh vực xuất — nhập khẩu các mặt hàng thủy — hải — nông sản, các bên cần đẩy mạnh việc rà soát và thống nhất về các chuẩn mực kiểm dịch. Các thủ tục cấp phép đầu tư, tuyển dụng lao động… cũng cần được cải thiện theo hướng nhanh gọn, hiệu quả — tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Và để làm được điều này, cần đến sự hỗ trợ cụ thể từ phía chính quyền các cấp của hai nước.
Cần đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho các nhà đầu tư của cả hai phía. Hiện nay, có không ít nhà đầu tư Việt Nam vẫn còn e ngại do chưa nắm bắt được tình hình và nhu cầu của thị trường Nga nên chưa tận dụng được cơ hội do FTA của Liên minh Kinh tế Á-Âu đem lại.
Mặc dù khách du lịch từ Nga sang Việt Nam tăng liên tục trong những năm gần đây, nhưng chiều từ Việt Nam sang Nga đang có xu hướng suy giảm đáng kể. Nguyên nhân không phải vì thị trường du lịch Nga kém hấp dẫn. Trái lại, nước Nga trong con mắt nhiều thế hệ người Việt Nam luôn là biểu tượng của sự thân thiện và hùng vĩ. Nhiều người Việt Nam đã từng học tập, làm việc tại Nga mong muốn được quay trở lại thăm đất nước đã từng gắn bó với họ qua đường du lịch, nhất là đến với văn hóa, thiên nhiên và con người Nga. Và như vậy, chúng ta cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường giao lưu nhân dân giữa hai nước.
- Trên cương vị là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga, Ngài coi những nhiệm vụ gì là trọng tâm đối với Đại sứ?
Thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó để góp phần thúc đẩy quan đối tác chiến lược toàn diện hệ Việt — Nga đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả nhất là hỗ trợ các kết nối kinh tế, văn hóa giữa các địa phương, đẩy mạnh công tác bảo hộ công dân. Đó là những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ công tác của tôi.
- Ngài dự định sẽ làm gì để tăng cường phát triển quan hệ Việt Nam — Liên bang Nga hơn nữa, để ở Nga biết và hiểu Việt Nam tốt hơn?
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực phối hợp cùng với các đồng nghiệp và đối tác Nga thực hiện tốt các nhiệm vụ đối ngoại song phương; cụ thể như thúc đẩy việc triển khai các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết; làm cầu nối và thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa các địa phương hai nước, tăng cường giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh của Nga ở Việt Nam và của Việt Nam tại Nga.
Tôi cho rằng, sự hiểu biết lẫn nhau không chỉ xuất phát từ các kênh ngoại giao nhà nước mà còn đến từ ngoại giao nhân dân. Giáo dục và đào tạo nhân lực cũng là một trong các cầu nối rất quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều người đã từng học tập, làm việc tại Nga và giữ trong tim tình yêu sâu đậm đối với nước Nga. Họ chính là những "sứ giả văn hóa Nga" bởi thông qua họ, hình ảnh đất nước Nga, con người và ngôn ngữ Nga được lan tỏa trong xã hội Việt Nam.
Với suy nghĩ như vậy, hoạt động của cộng đồng người Việt tại Nga là phần không thể thiếu trong việc kết nối người Việt với người Nga. Hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam được truyền tải đến các bạn Nga thông qua những người Việt đang sinh sống học tập và làm việc ở Liên bang Nga. Bởi vậy, định hướng cộng đồng người Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập tại Liên bang Nga tuân thủ pháp luật và tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế — xã hội của Nga, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng tôi quan tâm.
Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022