Rosneft - đồng hành cùng Việt Nam, mà không "mất lòng" Trung Quốc
Ngày 15 tháng 5, Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới "Rosneft", hay đúng hơn, công ty Rosneft Việt Nam B.V., chi nhánh thuộc thành phần Tập đoàn dầu khí Nga bắt đầu khoan giếng trên thềm lục địa gần bờ biển Việt Nam tại Biển Đông.
Là nhà điều hành công việc, Rosneft Vietnam B.V. sở hữu 35% cổ phiếu phát triển lô 06.1 (nhóm mỏ) Nam Côn Sơn, nơi công việc đang được tiến hành. Về vấn đề này, IA "Regnum" của Nga viết trên trang web của mình:
Việc tích cực hoạt động của nhà khai thác dầu mỏ Nga trong khu vực khó khăn này, tràn ngập nhiều rủi ro địa chính trị, có liên quan trực tiếp đến các biện pháp chống Nga của phương Tây. Với việc áp đặt lệnh trừng phạt, nhiều dự án chung đã bị đóng, và ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đang đối mặt với một loạt thách thức khó khăn, chủ yếu là cần thiết phải đa dạng hóa thị trường do tính chất không đáng tin cậy của các đối tác châu Âu.
Gần 10% toàn bộ ngành năng lượng Việt Nam phụ thuộc vào các lô mỏ dầu khí đang khai thác. Nhưng hai trong số ba mỏ đang khai thác - Lan Đại và Lan Đỏ — nằm bên trong cái gọi là "đường chín đoạn" trên Biển Đông, mà Trung Quốc cho là của họ. Phản ứng của Trung Quốc đã được phát ngôn viên chính thức Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lu Kan thể hiện. Ngày 18 tháng Năm, ông tuyên bố rằng "không một quốc gia, một tổ chức, một công ty hay cá nhân sẽ tham gia hoạt động thăm dò và khai thác mỏ dầu khí trong lãnh hải của Trung Quốc khi chưa được phép của Bắc Kinh". Và ông kêu gọi "các bên liên quan" cần đúng mực "tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và không làm điều gì có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương, hòa bình và ổn định trong khu vực".
Chính Tập đoàn "Rosneft" đã phủ nhận sự can thiệp vào lợi ích của Trung Quốc. Theo thông cáo của bộ phận báo chí công ty, Rosneft Việt Nam B.V. mặc dù làm việc trong trong đường ranh giới mà Trung Quốc sử dụng để xác định lãnh thổ của mình, nhưng đó là nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, trong vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam. Do đó, việc này hoàn toàn phù hợp với giấy phép khai thác.
Đại diện của chính phủ Nga giữ một quan điểm thận trọng. Theo lời ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của tổng thống Nga, Rosneft đã không tham khảo ý kiến của Điện Kremlin về các hoạt động ngoài khơi ở Biển Đông. Thông điệp dành cho công ty là "từ trên xuống", rõ ràng phân minh: đừng lẫn lộn "lôi kéo" nhà nước vào việc này, công ty "tự làm và tự chịu". Mong muốn là giới hạn ở cấp độ kinh doanh và trong mọi trường hợp, không vượt ra khỏi ranh giới này.
Nói chung, đã và đang nằm trên cơ sở bề mặt nổi của mâu thuẫn không phải là vấn đề chính trị mà là kinh tế. Một mặt, trong khi hiểu rõ rằng Nga quan tâm đến việc đa dạng hóa các tuyến đường vận tải dầu mỏ — khí đốt, phía Trung Quốc đang cố gắng lợi dụng hoàn cảnh này trong các cuộc đàm phán để giảm giá nhập khẩu năng lượng từ Nga. Mặt khác, nhận thức được nhu cầu cấp thiết đối với việc trung chuyển năng lượng hướng Đông, ít nhất là để "không đặt tất cả trứng vào một giỏ", phía Nga không chỉ làm việc với Trung Quốc mà còn tìm cách "kết hợp điều dễ chịu với hướng có lợi": cả xây dựng các tuyến đường ống dẫn cùng với lợi ích địa chính trị và cả kiếm tiền từ đó. Điều tương tự cũng áp dụng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế trong khai thác dầu mỏ. Cả hai quan điểm này đều có thể hiểu được, bởi vì đó là điều hoàn toàn tự nhiên và thông thường tính từ quan điểm cạnh tranh thị trường và tranh giành quyền lợi trên thị trường toàn cầu.
Cho đến trường hợp hiện tại, điều này thường không ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa Nga và Trung Quốc. Nhưng bây giờ, hình như có một nỗ lực thúc đẩy những mâu thuẫn chuyển biến như là "khoảnh khắc sự thật", cần phải được "xác định" rõ. Mặc dù trên thực tế, điều đó sẽ không dẫn đến đâu! Chỉ cần hiểu rằng bất kỳ sự lợi dụng nào về chủ đề này trong tình hình hiện nay sẽ chỉ có lợi cho Hoa Kỳ và phương Tây, hay trong quan hệ tam giác toàn cầu "Nga-Trung Quốc-Hoa Kỳ", một bên nhất định sẽ thua nếu hai bên kia thống nhất lại với nhau.
Hiện nay cả Moskva và Bắc Kinh đều ở trong tình huống khó khăn: Nga bị áp chế bằng các biện pháp trừng phạt, còn Trung Quốc, trong khuôn khổ cuộc chiến tranh thương mại vừa mới bị đặt trước một tối hậu thư rõ ràng. Hoặc thực tế phải dừng việc phát triển các lĩnh vực công nghệ cao thông qua việc chuyển giao các ngành công nghệ dưới tài trợ của ngân hàng và các tập đoàn Hoa Kỳ, hoặc thị trường Mỹ sẽ đóng cửa đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Nhưng điều chính yếu: có lẽ không phải là tình cờ mà việc mâu thuẫn chính trị lại diễn ra ngay trước hội nghị thượng đỉnh SCO tại Thanh Đảo, Trung Quốc. Dường như đây là một dấu hiệu rõ ràng cho việc giải quyết bất đồng đòi hỏi cần phải thảo luận kín ở cấp cao hơn. Và điều này cũng có thể xảy ra bên lề của hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022