Từ 5/10, nhiều mặt hàng xuất sang Nga hưởng thuế 0%
Ngày 5/10, Hiệp định tự do thương mại Liên minh kinh tế Á – Âu và Việt Nam đã chính thức có hiệu lực, mở ra cơ hội gia tăng khối lượng thương mại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, công nghệ, sử dụng nguồn nhân lực có chuyên môn.
90% dòng thuế nhập khẩu “về 0”
Trước hết, bằng cách tự do hóa thuế xuất thương mại hàng hóa giữa các quốc gia-thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam. Trên cơ sở tương hỗ sẽ giảm hoặc “đưa về 0“ gần 90% mức thuế xuất hải quan nhập khẩu - hoặc ngay sau khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực (59%) hoặc thông qua các giai đoạn chuyển tiếp (30%) đối với đa số các dòng hàng hóa (tổng cộng có gần 10 ngàn tên hàng).
Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định việc bảo vệ các quyền đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ, xác định các hướng đi trong hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử và mua sắm chính phủ, thiết lập các nguyên tắc thống nhất về bảo vệ cạnh tranh, quy cách hóa các thủ tục hải quan.
Như vậy, kết quả của việc khởi động cơ chế này là Việt Nam sẽ có được quyền tiếp cận có tính ưu đãi đối với một thị trường chung rộng lớn và đầy triển vọng của năm nước – Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kirgizia, với tổng GDP là gần 2,2 ngàn tỷ USD và bao gồm hầu như 183 triệu người tiêu dùng. Nhóm “G5” Á-Âu về phần mình, sẽ có thể trên cơ sở ưu đãi xúc tiến các sản phẩm của mình vào Việt Nam, nơi có hơn 90 triệu người đang sinh sống.
Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, ông K.V.Vnukov cho rằng, Hiệp định này là minh chứng chói sáng có tính chất tin cậy chặt chẽ một cách đặc biệt trong sự phối hợp hành động giữa Nga và Việt Nam, đã trải qua những thử thách của thời gian và vô vàn những gian truân sóng gió.
Thứ nhất, phía Nga hy vọng vào việc gia tăng một cách căn bản trong một tương lai gần nhất sắp tới khối lượng và sự tối ưu hóa cơ cấu thương mại Nga-Việt. Phía Nga hy vọng , dự án liên kết mới này cho phép thực hiện mục tiêu tham vọng là tăng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD cho tới năm 2020.
Thứ hai, cùng với FTA này, Nghị định thư song phương về việc thành lập tại Việt Nam các dây chuyền lắp ráp sản xuất ô tô của các nhãn hiệu nổi tiếng của Nga như KAMAZ, GAZ và các nhãn hiệu khác cũng đã có hiệu lực.
Thứ ba,Phía Nga coi hiệp định là một bước tiến nhằm mở rộng sự tiếp cận của hàng hóa của các công ty Nga vào các thị trường các thành viên khác của ASEAN, kể cả bằng cách ký kết trong tương lai FTA với các quốc gia thuộc nhóm “G10” của ASEAN, cả trong khuôn khổ song phương lẫn theo đường Liên minh kinh tế Á-Âu.
Các ngành hàng hưởng lợi
Theo Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam, khi FTA này có hiệu lực, theo dự báo, điều kiện tiếp cận thị trường của hàng hóa Belarus mà hiện tại Việt Nam còn thiếu sẽ tốt lên nhiều. Đó là thịt gia cầm (thuế hải quan sẽ giảm từ 20-40% cho đến 0% trong vòng 5 năm), thịt bò (thuế hải quan sẽ giảm một lần từ 14-30% cho đến 0%), các sản phẩm sữa (thuế hải quan sẽ giảm một lần từ 3-20% cho đến 0%) bột ngũ cốc (thuế hải quan sẽ giảm một lần từ 10% cho đến 0%), các sản phẩm dầu (thuế hải quan sẽ giảm dần từ 5-19% cho đến 0%) và các mặt hàng khác.
Về phía Belarus sẽ tăng khối lượng nhập khẩu hàng hóa có chất lượng của Việt Nam sang thị trường Belarus và các nước trong Liên minh Kinh tế Á-Âu, đó là những mặt hàng được miễn thuế hải quan như cá, hải sản, gạo, cao su, chè, cà phê, gia vị, quần áo…
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - Bộ Công Thương, đây là hiệp định đầu tiên được ký ở cấp Nhà nước, cũng là hiệp định toàn diện không chỉ mở cửa về hàng hóa mà cả dịch vụ và đầu tư, nên được kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam với các nước Á - Âu.
Điều này có nghĩa, không chỉ những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường này, mà các hoạt động dịch vụ, đầu tư trong nhiều lĩnh vực cũng sẽ được mở rộng.
Theo kinhtedothi.vn
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022