15 nhà khoa học gửi thư chất vấn về vaccine Nga
Một nhóm nhà khoa học gửi lá thư đến tạp chí Lancet, hoài nghi kết quả thử nghiệm vaccine Nga giai đoạn một và hai.
Một nhóm các nhà khoa học, gồm 15 người từ 5 quốc gia gửi một lá thư chính thức tới tạp chí y khoa quốc tế Lancet hôm 14/9, bày tỏ những nghi ngờ về tính chính xác trong dữ liệu ban đầu vaccine Covid-19 của Nga.
Họ cho rằng dữ liệu thử nghiệm giai đoạn một và hai không thực tế, mức kháng thể ở nhiều tình nguyện viên được báo cáo giống hệt nhau.
Trước đó, ngày 4/9, Lancet công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn một và hai vaccine Nga, với 76 người tham gia hồi tháng 6 và 7. Kết quả báo cáo người tham gia có phản ứng miễn dịch tốt và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Enrico Bucci, nhà sinh vật học tại Đại học Temple của Philadelphia, Mỹ, đăng bức thư của nhóm khoa học trên blog của mình. Bucci cho biết blog đã thu hút sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế.
"Chúng tôi bắt đầu với khoảng 12 người và giờ số chữ ký gấp 3 lần, với các đồng nghiệp từ Mỹ, Thụy Sĩ, Australia, Ấn Độ, Nga, Anh, Nhật Bản, Đức, Canada", ông viết.
Lá thư chính thức gửi cho Lancet chỉ có chữ ký của15 nhà khoa học có chuyên môn về virus học, miễn dịch học, phát triển dược phẩm, đạo đức trong nghiên cứu và phân tích thống kê.
Viện Gamaleya chưa trả lời các bình luận về bức thư được gửi hôm 14/9. Tuần trước, Viện đã bác bỏ những chỉ trích trong bức thư ngỏ ban đầu được 26 nhà khoa học ký tên, nay đã lên 38 người ký.
Denis Logunov, phó giám đốc Viện Gamaleya, cho biết "các kết quả công bố là chính xác và đã được thẩm định bởi 5 nhà phê bình của Lancet". Toàn bộ dữ liệu thô của nghiên cứu đã được gửi cho Lancet.
Tạp chí Lancet mời các nhà nghiên cứu vaccine Nga trả lời các câu hỏi được đưa ra trong bức thư ngỏ của Bucci. Alexey Kuznetsov, trợ lý Bộ trưởng Y tế Nga, thông báo hôm 10/9 rằng Viện Gamaleya đã gửi câu trả lời chi tiết cho biên tập viên của Lancet.
Naor Bar-Zeev, phó giám đốc tại Trường Y tế Công cộng John Hopkins Bloomberg, người đã xem xét và thẩm định dữ liệu nghiên cứu của Nga, bảo vệ quan điểm của ông. "Kết quả rất hợp lý và không khác biệt nhiều so với các sản phẩm vectơ AdV khác".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết thử nghiệm giai đoạn ba của Sputnik V bắt đầu từ ngày 26/8, khoảng 31.000 người đã đăng ký.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Ông Alexander Gintsburg – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya (Nga) cho biết vắc xin ngừa COVID-19 dạng xịt mũi đã chứng minh hiệu quả chống lại tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.
15/08/2022
Ngày 21/4, Bộ Y tế Liên bang Nga cho biết đã đăng ký một loại thuốc mới để điều trị Covid-19 với tên gọi Skyvira, được phát triển bởi công ty dược phẩm Promomed.
22/04/2022
Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer đã nhận được giấy phép từ Roszdravnadzor để tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở Nga về hiệu quả của một loại thuốc mới giúp ngăn ngừa COVID-19, tờ báo Vedomosti viết.
Nga sẽ chỉ sử dụng vaccine Sputnik Light ngừa COVID-19 do nước này sản xuất làm mũi tiêm tăng cường cho những người đã tiêm chủng.
01/11/2021
Thành phố Kaliningrad, Nga vừa mở một trung tâm tiêm chủng xuyên đêm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng gia tăng của người dân.
26/10/2021
Theo Bộ Y tế Nga, vẫn chưa rõ liệu các hoạt chất của vaccine có vào sữa mẹ hay không nên trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ đang cho con bú, cần phải đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc tiêm.
25/10/2021
Nga ngày 21/10 thông báo một số ca nhiễm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây nhiễm hơn cả biến thể Delta.
21/10/2021
Ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Nga ghi nhận mốc nghiệt ngã mới, khi tiêm chủng trì trệ và biện pháp phòng dịch hạn chế.
16/10/2021
Kết quả nghiên cứu trên được công bố sau khi Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga tiến hành thử nghiệm trên hơn 1.000 tình nguyện viên ở Argentina tiêm kết hợp 2 loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau.
15/10/2021
Nga sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi trên tình nguyện viên trưởng thành, nhằm kiềm chế số ca nhiễm và tử vong.
13/10/2021