Vietnews.ru
Sức khoẻ

Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V

30/03/2021 (Đọc 5 phút)


Là "cha đẻ" của vaccine Sputnik V, Nga vẫn phải nhập khẩu sản phẩm này từ Hàn Quốc do các nhà máy trong nước không đủ nguồn cung.

Sputnik V được coi là thành tựu của Nga. Giới chức nước này dành nhiều lời khen ngợi cho loại vaccine đầu tiên được phê duyệt sử dụng trên thế giới. Nhiều nước thuộc Mỹ Latinh và châu Phi cũng chờ đợi các lô hàng từ Nga, gọi đây là giải pháp cho trình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn thế giới.

Song trên thực tế, Nga đang phải nhập khẩu vaccine Sputnik V. Chính phủ đã ký hợp đồng sản xuất Sputnik với một công ty Hàn Quốc, dự kiến ký với một công ty khác của Ấn Độ. Quy mô nhập khẩu và các thỏa thuận không được tiết lộ, song chúng phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh Nga muốn xây dựng. Trước đó, chính phủ khẳng định vai trò nhà sản xuất vaccine cho các nước thu nhập thấp hơn.

Số liều nhập khẩu dự kiến tăng lên trong những tháng tới, có thể giúp Nga vượt qua giai đoạn tiêm chủng chậm chạp. Tình trạng này cho thấy ngay cả những quốc gia phát triển vaccine thành công cũng phải nhập khẩu mới có đủ nguồn cung.

Tháng 12/2020, hai máy bay chở các lô Sputnik V rời Hàn Quốc đến Nga. Nhà sản xuất GL Rapha dự kiến gửi lô hàng khác trong những ngày tới. Các công ty Ấn Độ cũng có kế hoạch xuất khẩu vaccine sang Nga.

Đại sứ Ấn Độ tại Nga, ông Shri Varma, cho biết: "Chúng tôi có triển vọng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực sản xuất vaccine, sẽ có đợt triển khai Sputnik V lớn trong nước, cung ứng cho cả Ấn Độ, Nga và toàn thế giới". Hiện Nga ký kết 4 hợp đồng sản xuất với Ấn Độ.

Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Sputnik V trên một chuyến tàu tại Tulun, Nga, để tiêm chủng, tháng 3/2021. Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Sputnik V trên một chuyến tàu tại Tulun, Nga, để tiêm chủng, tháng 3/2021. Ảnh: Reuters

Năm ngoái, giới chức Nga cho biết nguồn cung từ nước ngoài có thể đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Song đến nay, chính quyền ít nhắc đến các thỏa thuận liên quan. Việc sản xuất vaccine ở Nga là câu chuyện khác.

Quá trình này khởi đầu chậm chạp, các nhà máy phải vật lộn nhiều tháng vào mùa thu năm ngoái để có được thiết bị công nghệ sinh học từ Trung Quốc. Nguồn cung bị thiếu hụt.

Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin nói lượng Sputnik V đủ tiêm cho 8,9 triệu người đã được phân phối kể từ tháng 8 năm ngoái. Ngày 29/3, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cho biết nguồn cung dự kiến tăng nhanh vào tháng 4, gấp đôi sau mỗi tháng.

Chiến dịch tiêm chủng ở Nga cũng chậm hơn hầu hết các nước châu Âu và châu Mỹ. Đến nay, khoảng 4,5% dân số được tiêm liều đầu tiên, so với 10% ở châu Âu và 26% ở Mỹ.

Điện Kremlin tuần trước lần đầu thừa nhận tình trạng khan hiếm vaccine. Đây là yếu tố khiến ông Putin quyết định hoãn tiêm phòng cho chính mình, tránh trường hợp người dân đổ xô đi chủng ngừa trước khi có đủ nguồn cung.

Tháng 1, khi ông Putin đủ điều kiện tiêm phòng theo quy định của Nga, phát ngôn viên chính phủ Dmitri S. Peskov cho biết "việc sản xuất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các khu vực".

Chưa rõ lượng vaccine nhập khẩu có vai trò thế nào trong giải quyết bài toán khan hiếm nguồn cung, song nó ảnh hưởng đến vị thế của Nga trong bản đồ vaccine thế giới.

Giới chức từ trước đến nay vẫn chọn cách làm nổi bật công tác xuất khẩu vaccine Nga trong mắt bạn bè quốc tế. Trang web của Sputnik V tuyên bố đây là "loại vaccine cho cả nhân loại".

Hơn 20 quốc gia đã bắt đầu tiêm chủng bằng Sputnik V, trong đó có Argentina, Hungary, Bolivia, Algeria... Giới chức Nga cho biết hầu hết lượng vaccine ở nước ngoài sẽ do công ty Hàn Quốc hoặc sắp tới là Ấn Độ đáp ứng.

Một lô vaccine Sputnik V được chuyển đến Mexico City tháng 3/2021. Ảnh: AFP
Một lô vaccine Sputnik V được chuyển đến Mexico City tháng 3/2021. Ảnh: AFP

Nhưng chủ nghĩa dân tộc vaccine tại các nước đủ khả năng sản xuất lại đang gia tăng. Ấn Độ, nơi có các nhà máy lớn nhất thế giới, đã ngừng xuất khẩu gần như toàn bộ 2,4 triệu liều vaccine do số ca nhiễm tăng vọt trên khắp đất nước. Liên minh châu Âu cũng ban hành luật khẩn, hạn chế xuất khẩu vaccine AstraZeneca ra ngoài khối.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là "dấu chấm hết cho sự ngây thơ" của EU, khối có năng lực sản xuất đáng kể song đã liều lĩnh xuất khẩu nhiều vaccine ra thế giới, dù số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng.

Mỹ và Anh đều phải nhập khẩu vaccine nghiên cứu trong nước, song sản xuất tại nước ngoài. Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V từ Hàn Quốc vào tháng 12, khi nước này mở rộng nhóm đủ điều kiện tiêm chủng. Nhà sản xuất GL Rapha không tiết lộ về quy mô của các lô hàng nói trên. Công ty dự kiến cung cấp khoảng 150 triệu liều Sputnik V trong năm nay.

Theo VnExpress


Tags: Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V
#vaccine #Sputnik V


TIN LIÊN QUAN

Ông Alexander Gintsburg – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya (Nga) cho biết vắc xin ngừa COVID-19 dạng xịt mũi đã chứng minh hiệu quả chống lại tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Sức khoẻ,

15/08/2022

Ngày 21/4, Bộ Y tế Liên bang Nga cho biết đã đăng ký một loại thuốc mới để điều trị Covid-19 với tên gọi Skyvira, được phát triển bởi công ty dược phẩm Promomed.

Sức khoẻ,

22/04/2022

Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer đã nhận được giấy phép từ Roszdravnadzor để tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở Nga về hiệu quả của một loại thuốc mới giúp ngăn ngừa COVID-19, tờ báo Vedomosti viết.

Nga sẽ chỉ sử dụng vaccine Sputnik Light ngừa COVID-19 do nước này sản xuất làm mũi tiêm tăng cường cho những người đã tiêm chủng.

Sức khoẻ,

01/11/2021

Thành phố Kaliningrad, Nga vừa mở một trung tâm tiêm chủng xuyên đêm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng gia tăng của người dân.

Sức khoẻ,

26/10/2021

Theo Bộ Y tế Nga, vẫn chưa rõ liệu các hoạt chất của vaccine có vào sữa mẹ hay không nên trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ đang cho con bú, cần phải đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc tiêm.

Sức khoẻ,

25/10/2021

Nga ngày 21/10 thông báo một số ca nhiễm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây nhiễm hơn cả biến thể Delta.

Sức khoẻ,

21/10/2021

Ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Nga ghi nhận mốc nghiệt ngã mới, khi tiêm chủng trì trệ và biện pháp phòng dịch hạn chế.

Sức khoẻ,

16/10/2021

Kết quả nghiên cứu trên được công bố sau khi Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga tiến hành thử nghiệm trên hơn 1.000 tình nguyện viên ở Argentina tiêm kết hợp 2 loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau.

Sức khoẻ,

15/10/2021

Nga sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi trên tình nguyện viên trưởng thành, nhằm kiềm chế số ca nhiễm và tử vong.

Sức khoẻ,

13/10/2021

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022