Nga thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới
Với hơn 281.000 ca mắc Covid-19, Nga hiện là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Các nhà nghiên cứu dự đoán, Nga vẫn chưa qua đỉnh dịch.
Theo hãng tin CNN, trong số ca nhiễm ở Nga, một nửa là người dân ở thủ đô Moscow (gần 139.000 người). SARS-CoV-2 đang có mặt ở khắp nước Nga, cả những vùng xa xôi và nghèo khó, từ ngoại ô Kaliningrad nằm giữa Ba Lan và Lithuania, đến khu vực tự trị Chukotka ở vùng Viễn Đông.
Ngày 15/3, Nga phát hiện ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng, tức không phải người từ nước ngoài trở về. Từ đó, số ca nhiễm không ngừng tăng; sau 2 tháng, đến ngày 14/5 tăng lên hơn 252.000 người, cao thứ hai thế giới (sau Mỹ).
Ngày 17/5, Nga ghi nhận hơn 9.700 ca nhiễm mới, tăng so với con số 9.200 của ngày trước đó, và có thêm 94 ca tử vong. Hiện Nga có tổng cộng hơn 281.000 ca nhiễm và 2.600 ca tử vong.
Song, ông Christopher Gerry, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nga và Đông Âu tại Đại học Oxford (Anh) nhận định: Nga chưa đạt đỉnh dịch. Tỷ lệ tử vong tại Nga vẫn ở mức thấp, chỉ 0,9% (so với 6% ở Mỹ, gần 7% ở Brazil và 14,4% ở Vương quốc Anh).
Có nhiều nguyên nhân về tỷ lệ tử vong thấp ở Nga. Trong đó, TS. Elena Malinnikova tại Bộ Y tế Nga lý giải, do phát hiện kịp thời các ca nhiễm mới và người dân Nga thường tìm tới bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh nên tỷ lệ tử vong chỉ 0,9%. Hơn nữa, Nga đã xét nghiệm Covid-19 với số lượng lớn, với 170.000 ca xét nghiệm mỗi ngày, theo khẳng định của Tổng thống Vladimir Putin.
Báo Financial Times dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, con số tử vong ở Nga cao hơn 70% so với thống kê chính thức. Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin cũng cho hay, theo các nghiên cứu sàng lọc, số người nhiễm bệnh có thể cao hơn.
Tuy nhiên, giới chức thành phố Moscow nhận định, trong số hơn 60% các trường hợp nghi tử vong do Covid-19, bệnh nhân có thể tử vong do các nguyên nhân khác và không thể xem những ca tử vong khác là do đại dịch.
Trong cuộc họp trực tuyến hồi tuần trước với lãnh đạo 85 khu vực ở Nga, Tổng thống Putin nêu rõ: Tuy giai đoạn ngừng hoạt động của đất nước được dỡ bỏ từ ngày 12/5, nhưng các lãnh đạo địa phương sẽ quyết định việc tiếp tục đóng cửa hay bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa để mở cửa lại nền kinh tế.
“Tình hình dịch tễ học khác nhau giữa các vùng”, ông Putin đánh giá và cho biết khi Nga bước vào giai đoạn mới, đòi hỏi phải hành động cụ thể và thận trọng hơn. Người đứng đầu Điện Kremlin giao nhiệm vụ cho chính phủ trước ngày 1/6 phải đưa ra kế hoạch hành động quốc gia để bảo đảm thu nhập cho người dân và tăng trưởng kinh tế.
Tổng thống Putin cũng đã hoãn cuộc bỏ phiếu trên cả nước về sửa đổi Hiến pháp vốn dự kiến diễn ra vào ngày 22/4 vừa qua, mở đường để ông tiếp tục tại vị.
Thị trưởng Sobyanin cho hay, ông không vội kết thúc lệnh phong tỏa đối với vùng tâm dịch Moscow bởi dỡ bỏ sớm các biện pháp hạn chế sẽ dễ làm bùng phát làn sóng thứ hai của dịch bệnh. Trong cuộc chiến chống Covid-19, ông Sobyanin trở thành chính trị gia nổi bật.
Ngày 30/3, vị Thị trưởng Moscow áp đặt các biện pháp hạn chế còn nghiêm khắc hơn cả các quy định ở thành phố New York (Mỹ), theo đó đóng cửa tất cả công viên, nhà hàng và cửa hàng không thiết yếu (ngoại trừ cửa hàng cung cấp thực phẩm, thuốc và nhu yếu phẩm).
Sau hành động kiên quyết của ông Sobyanin, các lãnh đạo của 20 khu vực khác thuộc Nga yêu cầu người dân phải ở nhà để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Nga có thể giảm 5,5% trong năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 15% với 8 triệu người không có việc làm. Theo tạp chí TIME, 2/3 dân số Nga không có tiết kiệm tài chính.
Ngày 24/4 vừa qua, Tổng thống Putin nhìn nhận, Nga đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế lớn hơn cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009. Đó là những lý do chính để Điện Kremlin muốn nhanh chóng mở cửa trở lại.
Bên cạnh “cú sốc” về diễn biến phức tạp của Covid-19 và kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái, Nga còn phải xoay xở khi giá dầu lao dốc (xuất khẩu dầu chiếm 40% nguồn thu). Đây là những thách thức lớn đối với chính phủ và quá trình phục hồi thời hậu Covid-19 sẽ không dễ dàng.
Theo Congluan.vn
TIN LIÊN QUAN
Ông Alexander Gintsburg – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya (Nga) cho biết vắc xin ngừa COVID-19 dạng xịt mũi đã chứng minh hiệu quả chống lại tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.
15/08/2022
Ngày 21/4, Bộ Y tế Liên bang Nga cho biết đã đăng ký một loại thuốc mới để điều trị Covid-19 với tên gọi Skyvira, được phát triển bởi công ty dược phẩm Promomed.
22/04/2022
Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer đã nhận được giấy phép từ Roszdravnadzor để tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở Nga về hiệu quả của một loại thuốc mới giúp ngăn ngừa COVID-19, tờ báo Vedomosti viết.
Nga sẽ chỉ sử dụng vaccine Sputnik Light ngừa COVID-19 do nước này sản xuất làm mũi tiêm tăng cường cho những người đã tiêm chủng.
01/11/2021
Thành phố Kaliningrad, Nga vừa mở một trung tâm tiêm chủng xuyên đêm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng gia tăng của người dân.
26/10/2021
Theo Bộ Y tế Nga, vẫn chưa rõ liệu các hoạt chất của vaccine có vào sữa mẹ hay không nên trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ đang cho con bú, cần phải đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc tiêm.
25/10/2021
Nga ngày 21/10 thông báo một số ca nhiễm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây nhiễm hơn cả biến thể Delta.
21/10/2021
Ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Nga ghi nhận mốc nghiệt ngã mới, khi tiêm chủng trì trệ và biện pháp phòng dịch hạn chế.
16/10/2021
Kết quả nghiên cứu trên được công bố sau khi Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga tiến hành thử nghiệm trên hơn 1.000 tình nguyện viên ở Argentina tiêm kết hợp 2 loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau.
15/10/2021
Nga sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi trên tình nguyện viên trưởng thành, nhằm kiềm chế số ca nhiễm và tử vong.
13/10/2021