Đội tuyển Nga sẽ không được tham gia Olympic 2018
Điều này đã được báo cáo bởi các dịch vụ báo chí của IOC.
Quyết định loại bỏ ROC, đã được Ban chấp hành IOC đưa ra và có hiệu lực ngay lập tức.
Những vận động viên Nga "trong sạch" có thể tham gia Olympic. Một Ủy ban đặc biệt sẽ xác định danh sách các vận động viên Nga "trong sạch", có thể tham gia Olympic-2018 tại hàn Quốc dưới lá cờ Ủy ban Olympic. Ủy ban sẽ do người đứng đầu Tổ chức kiểm tra doping độc lập ITA Valérie Fourneyron, làm chủ tịch, Trang web chính thức của IOC đưa tin.
Đình chỉ thi đấu toàn bộ đội tuyển là sự kiện hy hữu trong lịch sử Thế vận hội. Qua nhiều thế kỷ, quyền phủ quyết về sự tham gia thi đấu của vận động viên đội tuyển quốc gia chỉ bị áp đặt một vài lần.
Năm 1920, tại Olympic Antwerp (Bỉ), vì lý do chính trị, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đình chỉ thi đấu đội tuyển một số quốc gia như Đức, Áo, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria vì đã gây ra cuộc Thế chiến thứ nhất. Ngoài ra, Ban tổ chức không mời các vận động viên từ Liên Xô vì tẩy chính quyền Xô Viết.
Năm 1948, tại Thế vận hội mùa hè (London, Anh), đội tuyển Đức và Nhật Bản — các nước gây xung đột thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ Hai không được phép tham gia.
Tại Thế vận hội Olympic mùa hè tổ chức năm 1964 tại Tokyo (Nhật Bản), Nam Phi bị cấm tham gia vì tệ phân biệt chủng tộc trong nước. Chỉ đến năm 1992, nước này mới được trở lại sân vận động Olympic. Ngoài Nam Phi, đội Indonesia cũng bị loại khỏi Thế vận hội năm 1964. Nước này phải trả giá cho việc loại đội tuyển quốc gia của Israel và Đài Loan khỏi Asian Games năm 1962.
Tại Thế vận hội Olympic năm 1972 tại Munich (Đức), đội tuyển Rhodesia (nay là Zimbabwe) bị cấm thi đấu vì chính sách phân biệt chủng tộc của nước này.
Tại Thế vận hội Olympic mùa đông được tổ chức năm 2014 ở Sochi (LB Nga), đội tuyển Ấn Độ bị cấm thi đấu, nhưng Ủy ban Olympic quốc tế cho phép ba vận động viên của nước này tham gia độc lập dưới lá cờ Olympic. Ủy ban Olympic quốc tế cũng tạm thời loại bỏ Ủy ban Olympic quốc gia của Ấn Độ trong tháng 12 năm 2012, vì một số ủy viên ban lãnh đạo của tổ chức bị tình nghi tham nhũng.
Tại Thế vận hội mùa hè năm 2016 ở Rio de Janeiro (Brazil), các vận động viên Kuwait thi đấu dưới lá cờ Olympic, vì Ban chấp hành IOC trong tháng 10 2015 đã loại Ủy ban Olympic Quốc gia Kuwait "để bảo vệ phong trào Olympic tại Kuwait khỏi sự can thiệp quá mức của chính phủ" và cấm các vận động viên nước này tham gia vào cuộc thi quốc tế.
Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Sáng 15-8 (theo giờ Moscow), Ban tổ chức Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2022 đã công bố các thông tin chính thức về kỳ hội thao năm nay.
15/08/2022
Hạt giống số 17 Elena Rybakina thắng ngược Ons Jabeur 3-6, 6-2, 6-2 để lần đầu đoạt Grand Slam chiều 9/7.
09/07/2022
Ban tổ chức Grand Slam cuối cùng trong năm cho biết các tay vợt Nga và Belarus không bị cấm dự giải và sẽ thi đấu dưới cờ trung lập.
Ở cuộc chạm trán với Herdeson Batista tại sự kiện ACA 139 diễn ra vào hôm 22/5 vừa qua, võ sĩ Alexander Sarnavskiy đã có loạt đấm cực nhanh khiến đối thủ ngã ngửa xuống sàn để giành chiến thắng knock-out khi trận đấu mới diễn ra được 42 giây.
25/05/2022
Tỷ phú người Nga lên tiếng để xóa bỏ những tin đồn đang gây cản trở quá trình tìm chủ mới của Chelsea.
05/05/2022
UEFA hôm 2/5 ra thông báo cấm các CLB của Nga tham dự cúp C1 và các cúp châu Âu mùa giải 2022-2023 do hệ quả của cuộc xung đột ở Ucraina.
03/05/2022
ANHTruyền thông Anh hôm 20/4 khẳng định CLB Quần vợt Toàn Anh, đơn vị tổ chức Wimbledon, sẽ cấm toàn bộ các tay vợt Nga dự giải.
20/04/2022
FIFA đang lo lắng về việc Tòa án Thể thao Quốc tế xử Nga thắng FIFA.
13/04/2022
Tờ Championat (Nga) và Daily Mail (Anh) đồng loạt đưa tin Liên đoàn bóng đá Nga xem xét nghiêm túc việc chuyển sang châu Á thi đấu.
31/03/2022
Cũng giống như nền kinh tế Nga, thể thao nước này cũng phải hứng chịu một làn sóng trừng phạt do chiến dịch quân sự ở Ukraine.
25/03/2022