Khám phá nghệ thuật hiện đại châu Âu trong triển lãm "Manife
Mới đây, tại Bảo tàng Ermitaj, St. Peterburg, LB Nga, đã khai mạc triển lãm Quốc tế nghệ thuật hiện đại lần thứ 10 mang tên “Manifesta 10” (thuộc dự án Benniale). Sở dĩ, St. Peterburg được chọn là nơi tổ chức triển lãm bởi từ lâu, đây đã được coi là “cái nôi nghệ thuật cổ điển” của nước Nga. Elena Rubinova, một phóng viên lâu năm của báo chí Nga đã tham dự triển lãm này và có phóng sự dành riêng cho VOV:
Đây là một trong những triển lãm nghệ thuật hiện đại, với những ý tưởng tiến bộ nhất của châu Âu. Triển lãm ra đời vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Manifesta đầu tiên được tổ chức vào năm 1996 ở Hà Lan. Sau đó Triển lãm này đã “du hành” qua hầu khắp châu Âu và đây cũng chính là đặc điểm lớn nhất của Manifesta – triển lãm không ở trong một tòa nhà cố định mà cứ 2 năm một lần nó thay đổi địa chỉ, tiến hành ở một thành phố châu Âu. Đặc điểm thứ hai của triển lãm là nhiều tác phẩm nghệ thuật được các nghệ sĩ sáng tạo tại chỗ, tuỳ theo loại hình nghệ thuật.
Khu trưng bày chính - Manifesta
Bà Snegiana Krsteva, một nhà phê bình nghệ thuật đến từ London, hiện đang làm việc ở St. Peterburg đánh giá: “Tôi rất hy vọng sự hợp tác của Manifesta và Ermitaj mở ra một triển vọng tốt đẹp cho sự kết hợp giữa Nhà nước và nghệ thuật. Và để khán giả hiểu rẳng, nghệ thuật hiện đại không “đáng sợ”. Nghệ thuật hiện đại có một tiềm năng khổng lồ”.
Triển lãm có hơn 50 họa sĩ của nhiều quốc gia trực tiếp tham dự và các tác phẩm của họ được công bố trong hơn 35 dự án, các biểu tượng, các buổi diễn thuyết và trình diễn. Mặt khác, các viện bảo tàng hiện đại là nơi diễn ra hàng ngày sự giao lưu giữa cái mới và cái cũ, là lãnh thổ của thử nghiệm, của sáng tạo, của những điều đi ngược lẫn nhau. Thực chất, ban tổ chức triển lãm quan tâm hơn hết đến sự phát triển mối quan hệ giữa nghệ thuật và xã hội, được thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật.
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Olesia Turkina, một nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng của nước Nga và là cộng tác viên khoa học của Bảo tàng Nga khẳng định: “Ý nghĩa của Manifesta rất lớn. Hôm nay tôi đã dành thời gian cả một ngày ở Ermitaj để tìm xem đâu là nơi có nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Nhìn chung, với những khán giả khó tính và bảo thủ đã chấp nhận các phong cách mới mẻ ở nghệ thuật hiện đại và tôi không dám khẳng định là họ thích tất cả mọi thứ ở nghệ thuật hiện đại, nhưng tác phẩm của Hekhard Rikhter chắc hẳn đã làm cho họ thích”.
Trình diễn điêu khắc bên tượng đài Pie Đại đế
Nghệ thuật hiện đại được trưng bày ở Ermitaj với nhiều thể loại khác nhau, trong đó có các thể loại gây bất ngờ lớn. Ví dụ như, hàng trăm khán giả của triển lãm đã được xem tác phẩm của họa sỹ gốc Bỉ Francis Alis mang tên “Lada-Kopeika”, một tác phẩm mang hình chiếc ô tô mác lada màu xanh, đứng ngay trong sân của Êrmitaj. Tác giả nhớ lại một hành trình không thành công xa xôi, từ thời niên thiếu của mình, từ Bruxell đến Moskva và phải 20 năm sau, hành trình này mới được hoàn thành. Nhưng nó đã là một hành trình đến thời điểm lịch sử hoàn toàn khác.
Một trong những tác phẩm lớn được sáng tác cho triển lãm lần này là bức tranh dài 14 mét của họa sỹ người Thụy sĩ Thomas Khirshkhorn mang tên “Mặt cắt”. Đây là một khối nghệ thuật được dựng lên ở sân trung tâm, bao quanh một tòa nhà sụp đổ và được coi như mặt trước của ngôi nhà với bức tường bên ngoài.
Bên trong, ở các phòng ở tầng trên cùng, người xem sẽ thấy những bức tranh ở trên tường. Nhưng khác với các mảnh vụn từ các miếng bìa carton và băng keo, các bức tranh này là tác phẩm nghệ thuật thực sự. Trong đó có các tác phẩm nổi tiếng của Malevich, Tozanova, Philonov… mà bảo tàng Nga trưng bày. Ngôi nhà bị sụp đổ nhưng các tác phẩm của họa sỹ trường phái Avangard nổi tiếng của nước Nga vẫn sống sót và điều này có nghĩa là trào lưu Avangard đang sống và đem lại niềm hy vọng vào tương lai. Bà Olga Alecxeeva nhận xét rằng, các bức tranh không chỉ là biểu tượng của lịch sử, của thảm họa lịch sử, biểu tượng của sự thật và dối trá mà còn là tình yêu và bà rất yêu nghệ thuật Avangard Nga.
Sơ đồ những điểm trình diễn Manifesta ở St Petecburg
Từ các gian triển lãm nổi tiếng của Ermitaj, các các tác phẩm cũng được trưng bày tại các quảng trường thành phố, các địa điểm khác của triển lãm như các khu công nghiệp cũ, bỏ hoang, các địa danh ở ngoại ô thành phố, các nhà ga, các trung tâm nghệ thuật và phòng tranh khác nhau. Bà Geraldina Norman, một nhà phê bình nghệ thuật đến từ London chia sẻ ý kiến của mình về điều này: “Tôi nghĩ rằng, trước hết Triển lãm Benniale làm quen các khán giả với nghệ thuật hiện đại vì trong 4 tháng tới, nghệ thuật hiện đại được trưng bày trên từng góc phố, quảng trường. Dù có đi đâu đi nữa trong thành phố, bạn đều có thể nhìn thấy có một cái gì đó đang diễn ra liên quan đến nghệ thuật hiện đại. Điều này chưa bao giờ có ở St. Peterburg và tôi muốn biết người dân địa phương sẽ phản ứng thế nào với hiện tượng này?”
Chương trình “Manifesta 10” cũng thể hiện rất sống động quan điểm của mình với tình hình thời sự đang diễn ra ở Ukraine. Nguyên một gian triển lãm được dành cho nhiếp ảnh gia đến từ Ukraine, Boris Mikhailov, với bộ ảnh mang tên “Nhà hát của những hành động chiến tranh. Hồi 2, Giải lao”, ghi lại cuộc sống sau bức mành của những người đã nổi dậy ở quảng trưởng Maidal.
Bà Zheraldina Norman nói về triển lãm của Mikhailov: “Tôi rất thú vị làm quen với các bức ảnh của Boris Mikhailov, các tác phẩm của ông đã cho chúng ta thấy rõ những sự kiện đã và đang xảy ra ở Kiev”.
Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 31/10. Trong thời gian này, các công dân của thành phố và khách du lịch có thể được tận mắt chứng kiến sự tiếp nối của nghệ thuật. Họ sẽ được gặp gỡ với các tác phẩm nghệ thuật của các thời kỳ khác nhau, các họa sỹ khác nhau mà đôi khi, thậm chí họ còn chẳng biết đến sự tồn tại song song của nhau./.
Tranh của họa sĩ người Nga Vlad Mamychev- Monro
Bức tranh của họa sĩ Anri Matis
Bức tượng Người đàn bà và con chó nhỏ của họa sĩ người Đức Katarina Phrish
Tác phẩm Không chiến tranh của họa sĩ Ao Otto TSitko
Bức họa của họa sĩ Nikol Aijenman
Khu dành cho các họa sĩ Bỉ
Tác phẩm của họa sĩ người Thụy Sĩ Tomas Khirskhorn
Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Rạp chiếu phim trực tuyến Premier tăng trưởng gấp đôi số người đăng ký trong nửa đầu năm - lên 2,1 triệu
01/08/2022
Theo quyết định của ban tổ chức, năm nay, Nga sẽ không trao giải thưởng văn học toàn Nga 'Sách bán chạy quốc gia', trong khi những cuốn sách trong danh sách bình chọn phản ánh một cách đáng ngạc nhiên tâm trạng của công chúng năm 2022.
26/04/2022
Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.
Hải quan Phần Lan viện dẫn lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) xung quanh tình hình Ukraine rồi thu giữ các tác phẩm nghệ thuật được mượn từ Nga để trưng bày ở châu Âu.
08/04/2022
Viện Ngôn ngữ Nga quốc gia mang tên A. S. Pushkin đã công bố "Chỉ số về vị trí của tiếng Nga trên thế giới" trong năm 2021, theo đó tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới.
31/03/2022
Lễ hội Tiễn mùa đông Maslenitsa là truyền thống từ lâu đời của người dân “xứ sở Bạch Dương”. Trong suốt lễ hội, mọi người vui chơi xả láng hết cả tuần.
14/03/2022
Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.
11/03/2022
Sau hai tuần quay phim trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh Nga có một phi hành gia tháp tùng đã trở về Trái đất bình an.
Nam diễn viên Heo Sung-tae đóng vai trùm xã hội đen Jang Deok Soo với số áo «101» trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc «Trò chơi con mực» («The Squid Game») hóa ra là một người thạo tiếng Nga, thậm chí có thời anh từng làm việc ở nước Nga.
13/10/2021
Sau thời gian tập huấn và chuẩn bị, một đoàn làm phim Nga sẽ được đưa lên vũ trụ. Bộ phim đầu tiên quay ngoài không gian bấm máy trong tháng 10.
04/10/2021