Nước Nga có rất nhiều điện Kremlin, chứ không chỉ ở Matxcơva như bạn tưởng
Kremlin, tiếng Nga là кремль, có nghĩa là lâu đài hoặc pháo đài, là tổ hợp pháo đài tại nhiều thành phố có bề dày lịch sủ ở nước Nga.
Từ Kremlin thường được dùng để chỉ Điện Kremlin, hay Kremlin Matxcơva, và thường được dùng với tư cách phép hoán dụ để chỉ chính phủ Liên bang Nga, tương tự như “Nhà Trắng” là phép hoán dụ của Văn phòng Điều hành Phủ tổng thống Mỹ.
Veliky Novgorod
Dưới thời Sa hoàng Ivan IV, Veliky Novgorod, nằm cách Matxcơva 531 km về phía bắc, bắt đầu căng thẳng với chính quyền Sa hoàng. Sau khi nhận được thông báo rằng Novgorod định cắt đứt quan hệ với Đại công quốc Matxcơva (Muscovy), Sa hoàng Ivan IV lập tức bao vây và tấn công thành phố.
Truyền thuyết kể lại rằng cuộc tàn sát chỉ chấm dứt khi 1 con chim bồ câu đã bay qua nhiều vùng biển, tới đậu trên cây thánh giá trên nóc Nhà thờ Saint Sophia và hóa thành đá sau khi chứng kiến những cảnh bạo lực ở bên dưới.
Có lẽ khởi nguồn của truyền thuyết này đến từ phong tục của Byzantine, trang trí nhà thờ với những con bồ câu bằng sắt. Nền văn hóa của Đế quốc Byzantine đã có những ảnh hưởng lớn đến Đại công quốc Matxcơva thời kỳ mới thành lập.
Trước thế kỷ 14, khu vực này được gọi là Detinets, hoặc “pháo đài”, là nơi huấn luyện binh lính cho các hoàng tử, những người được đặt biệt danh là “trẻ con” hoặc “trẻ em”. Cùng với Điện Kremlin ở Matxcơva, nơi đây cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Kremlin Tula
Sau khi Sa hoàng Ivan IV mất, nước Nga rơi vào Thời kỳ Hỗn loạn. Kremlin Tula, nằm cách Matxcơva 180 km, gần như trở thành nơi thay thế vai trò chỗ ở của sa hoàng vốn do Điện Kremlin tại Matxcơva đảm nhận từ trước.
Tại đây, Dmitri Giả hiệu 1, người tự nhận là con trai út của Sa hoàng Ivan IV Hung đế, đã tuyên thệ trung thành với các anh hùng Nga và tầng lớp quý tộc Nga.
Kremlin Tula được xây dựng bởi các kiến trúc sư Italia, những người đến Tula sau khi hoàn thành công trình xây dựng Điện Kremlin Matxcơva. Các nhà sử học cho biết thành trì này được xây dựng bởi các đội khác nhau khiến các bức tường có sự khác biệt rõ ràng.
Kremlin Zaraysk
Kremlin Zaraysk nằm cách Matxcơva khoảng 150 km, là một trong những pháo đài trung thành với triều đình Matxcơva trong Thời kỳ Hỗn loạn (1598 – 1613).
Đây cũng là pháo đài nhỏ nhất của Đại công quốc Matxcơva. Từ Zaraysk, hoàng tử Dmitry Pozhasky cùng với đội quân tình nguyện thực hiện nỗ lực đầu tiên để giải phóng Matxcơva khỏi tay lực lượng chiếm đóng Ba Lan.
Mặc dù kremlin này có kích thước khiên tốn, nhưng nó lại đứng vững qua nhiều cuộc bao vậy, chỉ có duy nhất 1 lần thành phố này thất thủ một thời gian ngắn trong thời kỳ hỗn loạn.
Người ta cho rằng kremlin Zaraysk có một địa đạo chưa được phát hiện, nối liền kremlin này với 1 hầm ngục và các tòa tháp chính là sức mạnh thực sự của kremlin Zaraysk.
Kolomna
Trong suốt thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, Kremlin Kolomna, nằm cách Matxcơva 120 km về phía nam, là một trong những pháo đài lớn nhất. Tuy nhiên, người dân xung quanh tháo dỡ những bức tường làm vật liệu xây dựng. Sa hoàng Nicholas I phải ra sắc lệnh để bảo vệ phần còn lại của pháo đài này.
Kremlin Koloma gồm 17 tòa tháp, một trong số đó mang tên Marina Mniszech, vợ của Dimitry Giả hiệu 1 và là người bị tống giam trong tòa tháp này cho đến khi chết. Truyền thuyết kể rằng bà không chết mà biến thành chim ác là và bay ra khỏi tòa tháp.
Tobolsk
Tobolsk nằm cách Matxcơva 2.414 km về phía đông, có tòa tháp chuông là nơi đặt chiếc chuông ở thành phố Uglich (cách Matxcơva 233 km). Chiếc chuông này đã gióng lên hồi chuông báo động khi hoàng tử Dmitry, con trai thật của Ivan Hung đế, bị sát hại.
Hoàng tử Shuisky đã trừng phạt chiếc chuông y như 1 con người, quả lắc (“lưỡi” trong tiếng Nga) và móc (“tai chuông” trong tiếng Nga) bị cắt bỏ, và chiếc chuông bị đày đến Siberia.
Kazan
Kremlin Kazan nằm cách Matxcơva 804 km về phía đông, là nơi thu hút nhiều thợ săn kho báu, bởi các Hãn người Tatar từng chia chiến lợi phẩm lấy từ các công quốc Nga khác. Kremlin Kazan hiện là di sản thế giới UNESCO. Một trong những điểm nhấn của kremlin này là tháp canh Syuyumbike.
Truyền thuyết kể lại rằng vẻ đẹp của hoàng hậu Tatar Syuyumbike làm trái tim của Sa hoàng Ivan Hung đế rung động và ông để mắt đến bà Syuyumbike, nhưng vị hoàng hậu kiêu hãnh này từ chối.
Ivan Hung đế tức giận và tấn công Kazan, hoàng hậu Syuyumbike buộc phải đồng ý lời cầu hôn. Bà yêu cầu vị hôn phu xây 1 tòa tháp trong 7 ngày, và sau đó bà nhảy tự tử từ tầng cao nhất của tháp ngay trong đám cưới.
Pskov
Pskov, nằm cách Matxcơva 724 km về phía tây, là quê của Công chúa Olga, quý tộc đầu tiên của Nga theo đạo Kitô. Công chúa Olga đã tự mình giám sát công việc xây dựng kremlin Pskov.
Ở trung tâm của pháo đài có 1 nhà thờ, theo truyền thuyết kể lại, công chúa Olga cho xây dựng nhà thờ này sau khi bà nhìn thấy 3 luồng sáng chiếu từ trên trời xuống, tụ lại trên mỏm đá nơi 2 dòng sông gặp nhau. Sau khi thấy cảnh tượng này, công chúa Olga ra lệnh xây nhà thờ Trinity và pháo đài.
Nizhny Novgorod
Pháo đài đá Nizhny Novgorod, nằm cách Matxcơva 418 km về phía đông, được xây dựng vào thế kỷ 16, pháo đài này trông giống như chiếc dây chuyền đá nằm trải dài trên sườn núi Chasovaya. Truyền thuyết kể lại rằng, năm 1520, những người Tatar chuẩn bị tấn công Nizhny Novgorod nhưng kế hoạch bị lộ bởi 1 cô gái đi lấy nước.
Với chiếc đòn gánh, cô gái này đoạt mạng 10 tên trính sát của quân địch đang lảng vảng gần bức tường thành để do thám địa hình trước khi tấn công. Những kẻ còn sống sót quay trở lại báo cáo khiến các chỉ huy Tatar hoảng sợ: Chỉ 1 người phụ nữ mà đã như vậy, thì những người đàn ông nơi này còn mạnh đến cỡ nào. Quân Tatar rút chạy sau đó.
Vào đầu thế kỷ 17, Nizhny Novgorod trở thành thành trì của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược ba Lan. Đội quân tình nguyện do Kazma Minin và hoàng tử Pozharsky tiến đánh quân Ba Lan từ đây, và bảo vệ Đại công quốc Matxcơva trong Thời kỳ Hỗn loạn.
Video: Điện Kremlin và bờ sông Matxcơva nhìn từ trên cao
Astrakhan
Pháo đài Astrakhan là nơi Ivan Hung đế đánh dấu quyền sở hữu thành phố Astrakhan bên bờ biển Caspi. Vào thế kỷ 19, tại kremlin này có một trong số những tòa tháp nghiêng nổi tiếng của nước Nga, Tháp chuông Varvatsie.
Tháp chuông này trở thành đề tài sáng tác của nhiều họa sĩ và nhiếp ảnh gia đương thời. Thế nhưng sau một thời gian cân nhắc giữa an toàn và triển vọng du lịch, năm 1910 tòa tháp này bị phá hủy và được thay thế bằng tòa tháp khác không bị nghiêng.
Kremlin Matxcơva
Kremlin Matxcơva, hay Điện Kremlin, là kremlin được nhiều người biết đến nhất trong số các kremlin của nước Nga, được xây dựng năm 1482 để thay thế cho pháo đài làm bằng gạch trắng từ thời Trung cổ.
Điểm nhấn của kremlin Matxcơva là Tháp Spasskaya, nơi có chiếc đồng hồ Kremlin, cứ mỗi năm 1 lần, khi chuông đồng hồ đánh 12 tiếng, người Nga lại nâng ly sâm panh lên để mừng năm mới.
Ngày nay, kremlin Matxcơva là nơi ở của Tổng thống Nga. Chuông Sa hoàng, Pháo Sa hoàng, Tháp Taynitskaya và Kho vũ khí bên trong Điện Kremlin là những địa điểm du lịch nổi tiếng. Kremlin Matxcơva được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Theo vtc.vn
TIN LIÊN QUAN
Rạp chiếu phim trực tuyến Premier tăng trưởng gấp đôi số người đăng ký trong nửa đầu năm - lên 2,1 triệu
01/08/2022
Theo quyết định của ban tổ chức, năm nay, Nga sẽ không trao giải thưởng văn học toàn Nga 'Sách bán chạy quốc gia', trong khi những cuốn sách trong danh sách bình chọn phản ánh một cách đáng ngạc nhiên tâm trạng của công chúng năm 2022.
26/04/2022
Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.
Hải quan Phần Lan viện dẫn lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) xung quanh tình hình Ukraine rồi thu giữ các tác phẩm nghệ thuật được mượn từ Nga để trưng bày ở châu Âu.
08/04/2022
Viện Ngôn ngữ Nga quốc gia mang tên A. S. Pushkin đã công bố "Chỉ số về vị trí của tiếng Nga trên thế giới" trong năm 2021, theo đó tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới.
31/03/2022
Lễ hội Tiễn mùa đông Maslenitsa là truyền thống từ lâu đời của người dân “xứ sở Bạch Dương”. Trong suốt lễ hội, mọi người vui chơi xả láng hết cả tuần.
14/03/2022
Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.
11/03/2022
Sau hai tuần quay phim trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh Nga có một phi hành gia tháp tùng đã trở về Trái đất bình an.
Nam diễn viên Heo Sung-tae đóng vai trùm xã hội đen Jang Deok Soo với số áo «101» trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc «Trò chơi con mực» («The Squid Game») hóa ra là một người thạo tiếng Nga, thậm chí có thời anh từng làm việc ở nước Nga.
13/10/2021
Sau thời gian tập huấn và chuẩn bị, một đoàn làm phim Nga sẽ được đưa lên vũ trụ. Bộ phim đầu tiên quay ngoài không gian bấm máy trong tháng 10.
04/10/2021