Đức bác đề nghị đưa Nga trở lại G7 của ông Trump
Trả lời phỏng vấn báo Rheinische Post đăng ngày 27-7, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định Đức đã bác đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc mời Nga trở lại nhóm G7.
Theo Hãng tin Reuters, gần đây ông Trump nêu khả năng về việc mở rộng thành phần của G7 một lần nữa và đề xuất nhiều cái tên gồm Ấn Độ, Úc, Brazil, Hàn Quốc và Nga. Tổng thống Mỹ cho rằng "khối các nước lỗi thời" G7 cần được mở rộng để có sự tham dự của các nước khác.
G7 là nhóm gồm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới gồm Anh, Canada, Đức, Ý, Nhật Bản, Pháp và Mỹ.
Nga bị trục xuất khỏi khối - có tên là G8 trước kia - năm 2014, sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào lãnh thổ của Nga.
Ngoại trưởng Đức cho biết ông không thấy có khả năng nào để đồng ý với việc Nga quay trở lại G7 do không nhìn thấy tiến triển có ý nghĩa trong việc giải quyết xung đột ở Crimea cũng như ở miền đông Ukraine.
Theo ông Mass, đóng góp lớn nhất mà Nga có thể thực hiện để trở thành một phần của G7 một lần nữa là đóng góp cho một giải pháp hòa bình trong vấn đề xung đột Ukraine.
Hiện nay, Nga vẫn là thành viên của khối G20, một khối mở rộng hơn bao gồm các nền kinh tế mới nổi.
Cũng theo ông Mass: "G7 và G20 là hai định dạng kết hợp thông minh và hợp lý. Chúng tôi không cần G11 hoặc G12", ám chỉ những quốc gia được ông Trump đề xuất tham dự các cuộc họp của G7.
Ngoại trưởng Đức cho biết quan hệ với Nga hiện đang gặp khó khăn trên nhiều lĩnh vực, đồng thời cũng xác nhận: "Chúng tôi biết chúng tôi cần Nga để giải quyết các xung đột ở Syria, Libya và Ukraine. Đây không phải là chống lại Nga, mà là hợp tác với Nga nhưng Nga phải có sự đóng góp của mình, nhưng đóng góp này là rất nhỏ giọt trong vấn đề ở Ukraine".
Đức đang giữ vị trí chủ tịch luân phiên sáu tháng của EU từ ngày 1-7 và đảm nhận vai trò trung gian trong vấn đề xung đột ở Libya và Ukraine.
Trước đó, khi mới có tin ông Trump muốn mời Nga tái hợp G7, Anh và Canada đã lên tiếng phản đối cũng với lý do sự kiện Crimea và một số vấn đề khác.
Kỳ họp thượng đỉnh G7, lẽ ra sẽ diễn ra trong tháng 7-2020 ở Mỹ đã phải hoãn đến tháng 9-2020.
Theo Tuoitre.vn
TIN LIÊN QUAN
Bộ Ngoại giao Nga thông báo cấm nhập cảnh hàng chục quan chức Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Fumio Kishida.
04/05/2022
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố các biện pháp mới trừng phạt Nga tại Nghị viện châu Âu hôm nay (4/5). Những biện pháp này cần được 27 quốc gia thành viên của khối nhất trí thông qua.
04/05/2022
Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 3-5, các cá nhân và quốc gia 'không thân thiện' nằm trong danh sách sẽ bị cấm thực hiện giao dịch với người Nga, mua các sản phẩm thô và tinh chế do Nga sản xuất, khai thác.
03/05/2022
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.
17/04/2022
Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.
14/04/2022