Vietnews.ru
Xã hội

Các nước thuộc Liên Xô cũ đang gặp nhiều rủi ro tài chính do

24/02/2015 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Các nước thuộc Liên Xô cũ đang gặp nhiều rủi ro tài chính do nội tệ mất giá

Do những nước thuộc Liên Xô cũ có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế nên việc đồng nội tệ một quốc gia giảm giá mạnh có thể khiến hàng loạt các nước khác phải giảm giá đồng nội tệ theo khiến nền kinh tế phải đối mặt với nhiều rủi ro.


Tất cả 5 đồng tiền có biểu hiện tồi tệ nhất trên thế giới hiện nay đều thuộc những nước trong khối Liên Xô trước đây, mặc dù đồng Rúp Nga không nằm trong danh sách này. Nguyên nhân cho sự giảm giá đồng tiền tại những quốc gia này là khác nhau, nhưng những nguyên nhân trên đều có một điểm chung là sự khủng hoảng kinh tế và chính sách chính trị của Nga. Những quốc gia thuộc khối Liên Xô trước đây, bao gồm cả những nước không thân thiện với chính phủ Moscow, vẫn đang có sự gắn bó với nhau về kinh tế và ảnh hưởng dây chuyền tại khu vực này là không thể tránh khỏi.

Các nước thuộc Liên Xô cũ đang gặp nhiều rủi ro tài chính do

Trong 2 tháng qua tính đến tuần trước, đồng Manat của Azerbaijan và đồng Leu của Moldova là hai đồng tiền có sự mất giá nhiều nhất sau đồng Hryvnia của Ucraina.

Đồng nội tệ của Ucraina hiện đã mất giá 11% so với cách đây 2 tháng. Ngân hàng Quốc gia Ucraina (NBU) đã có những động thái nhằm ngăn chặn tình trạng này bằng cách tăng cường kiểm soát vốn, cấm các ngân hàng thương mại cho vay bằng đồng Hryvnia để mua ngoại tệ, quy định bất kỳ khoản trả trước nào của các nhà nhập khẩu có giá trị hơn 50 nghìn USD sẽ bị xem xét chặt chẽ.

Sự mất giá của đồng Hryvnia có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là việc Nga đã lấy đi nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Ucraina, trung tâm du lịch nổi tiếng Bán đảo Crimea, và sau dó là một cuộc chiến tranh tại khu vực công nghiệp miền Đông Ucraina, nơi tập trung hầu hết các nhà máy sản xuất kim loại. Tháng 11/2014, tổng giá trị xuất khẩu của Ucraina chỉ đạt gần 4 tỷ USD, thấp hơn so với mức 5,6 tỷ USD năm 2013.

Trong khi đó, những nỗ lực của NBU là không hiệu quả khi việc cố gắng kiểm soát tỷ giá hối đoái trong tình trạng cận kiệt dần lượng dự dữ ngoại hối đã khiến thị trường chợ đen bùng nổ. Khi NBU quyết định thả nổi tỷ giá đồng tiền theo đề nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì lượng dự trữ ngoại hối của quốc gia này tiếp tục bị thâm hụt nặng do nhu cầu ngoại tệ tăng cao cùng những lo ngại về các quy định bắt buộc đối với hệ thống tiền tệ trong tương lai.


Tỷ giá đồng Hryvnia/USD

Trong khi chờ đợi sự cứu trợ từ IMF nhằm bổ sung lượng dự trữ ngoại hối thì NBU có thể sẽ hủy bỏ các hạn chế bắt buộc không hiệu quả đối với nguồn vốn, đồng thời nới lỏng việc cho phép các ngân hàng kiểm soát tỷ lệ trao đổi ngoại tệ.

Những quốc gia như Moldova, Gruzia và Azerbaijan thì ít bi quan hơn nhưng cũng có liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện nay trong khu vực.

Đồng Leu của Moldovan trong tuần trước đã giảm giá mạnh so với đồng USD, mức giảm bằng tổng mức giảm trong cả năm 2014.

Moldovan là một nước nhỏ nằm giữa Ucraina và Rumani, hiện đã không thể kiểm soát tình trạng mất cân bằng trong cấu trúc kinh tế của quốc gia này. Nước này nhập khẩu khoảng 70% các mặt hàng tiêu dùng, do đó kim ngạch nhập khẩu của Moldovan gấp đôi kim ngạch xuất khẩu. Sự giảm giá của đồng nội tệ quốc gia này bị chững lại phần nào do lượng ngoại tệ 1,61 tỷ USD năm 2014 của những công nhân lao động nước ngoài gửi về Moldovan.

Tuy nhiên, lượng kiều hối trong quý IV/2014 đã giảm 20% do có nhiều lao động đang làm việc tại Nga, khi đồng Rúp Nga giảm giá đã khiến những lao đồng này không thể gửi về nhiều USD và Euro như trước đây. Xuất khẩu của Moldovan sang Nga cũng đã giảm một nửa trong năm 2014 do những vấn đề trong nền kinh tế của Moldovan, đồng thời phía Nga cũng đang gây áp lực nhằm duy trì ảnh hưởng của mình tại nước này trước sự ảnh hưởng của Liên minh Châu Âu (EU).


Tỷ giá đồng Leu/USD

Ngoài ra, chính phủ trước đây của Moldovan đã sử dụng một phần trong lượng dự trữ ngoại tệ ít ỏi của mình nhằm giải cứu 3 ngân hàng lớn, một động thái mà các nhà chính trị đối lập cho rằng là một hành vi lừa đảo nhằm rửa tiền. Lượng dự trữ ngoại hối của Moldovan hiện đang ở mức gần 2 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2011. Đồng Leu của Moldovan sẽ còn tiếp tục giảm giá vì hiện nay chưa có một biện pháp khả thi nào có thể ngăn đà giảm của đồng tiền này.

Tại Azerbaijan, đồng nội tệ của nước này bị ảnh hưởng khi quốc gia này là một nước xuất khẩu dầu. Kể từ năm 2011, Azerbaijan đã cố định tỷ giá đồng nội tệ Manat với đồng USD, nhưng khi giá dầu giảm thì việc duy trì tỷ giá cố định này có chi phí rất đắt đỏ. Tính đến ngày 31/1/2015, tỷ lệ dự trữ ngoại hối của nước này thấp hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ giá đồng Manat đáng nhẽ ra không giảm quá nhiều nếu như thị trường xuất khẩu dầu chủ yếu của Azerbaijan không phải là Nga. Những số liệu thống kê mới nhất cho thấy xuất khẩu dầu mỏ của nước này trong quý 3/2014 đã giảm 30%.

Đối với Georgia, xuất khẩu sang thị trường Nga đã tăng trong năm 2014. Tuy nhiên giao dịch thương mại giữa nước này với Ucraina, thị trường chính của Georgia kể từ khi có mối quan hệ căng thăng với Nga trong 1 thập kỷ qua, lại giảm khoảng một nửa trong năm 2014. Xuất khẩu của Georgia trong tháng 1/2015 đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nền kinh tế nhỏ với lượng dự trữ ngoại hối gần 2,5 tỷ USD này, việc đồng nội tệ giảm giá là điều không thể tránh khỏi.


Tỷ giá đồng Belarus/USD

Belarus là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga và phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ Moscow trong việc nhập khẩu năng lượng giá rẻ. Do đó quốc gia này đã được dự đoán là chịu ảnh hưởng mạnh chỉ sau Ucraina khi Nga tham gia cuộc chiến tiền tệ với các nước láng giềng bằng cách giảm giá đồng nội tệ.

Việc giảm giá các đồng nội tệ trong khu vực Châu Âu và Liên Xô cũ là một điều gần như chắc chắn. Trong khi đồng Euro của Châu Âu là một động thái nhằm đảm bảo khu vực này giữ được ưu thế trong xuất khẩu thì việc giảm giá đồng nội tệ tại các nước Liên Xô cũ có tính rủi ro cao hơn. Do những nước thuộc Liên Xô cũ có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế nên việc đồng nội tệ một quốc gia giảm giá mạnh có thể khiến hàng loạt các nước khác phải giảm giá đồng nội tệ theo.

Theo http://ndh.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.

Xã hội,

19/07/2022

Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.

Xã hội,

04/07/2022

Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.

Xã hội,

03/07/2022

Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.

Người đứng đầu cảnh sát giao thông Mikhail Chernikov cho biết tại Nga vào cuối năm nay, họ có kế hoạch đưa vào sử dụng bằng lái xe điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký xe (CTCK) cũng sẽ được chuyển sang dạng điện tử.

Kết quả phân tích dữ liệu di cư hé lộ hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay. Điều này được tin một phần vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.

Xã hội,

14/06/2022

Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, chấm hết!).

Xã hội,

12/06/2022

Cây cầu bắc qua sông Amur, nối liền thành phố Blagoveshchensk của Nga với thành phố Hắc Hà của Trung Quốc, được khánh thành sau 6 năm xây dựng.

Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án.

Xã hội,

08/06/2022

Vợ tỷ phú Nga Andrey Melnichenko cho rằng, việc EU áp lệnh trừng phạt với bà là không hợp lý, vì bà chưa bao giờ có quốc tịch Nga hoặc cư trú ở Nga.

Xã hội,

05/06/2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru