Crimea: Sáu ngày thay đổi lịch sử nước Nga và thế giới
Khi trả lời phỏng vấn của hãng BBC, người đứng đầu Cộng hòa Crimea Sergey Aksenov tuyên bố, một năm trước đây, khi xảy ra các sự kiện Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phải đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc bênh vực người dân Crimea, hoặc bỏ mặc họ trước những kẻ theo chủ nghĩa quốc gia Ukraine.
"Tôi chắc chắn rằng quyết định của ông Putin là đúng đắn. Và quyết định này đã không hề được đưa ra trước Năm mới 2014, không có bất cứ ai can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine. Nếu là tôi, tôi cũng đã quyết định đúng như vậy." - ông Sergey Aksenov cho biết.
Ở hai cuộc phỏng vấn trong bộ phim tài liệu "Crimea: Đường về Tổ quốc" được công chiếu trên kênh truyền hình "Nước Nga 1" ngày 15-3-2015 vừa qua, Tổng thống Putin đã tiết lộ các chi tiết cụ thể của việc bán đảo sát nhập với Liên bang Nga, bao gồm cả việc lực lượng quân sự nước này đã hỗ trợ nhân dân hoàn thành tâm nguyện ra sao.
Đặc biệt, ông Putin lưu ý rằng, nếu lặp lại tình trạng tương tự như ở Crimea, ông cũng sẽ hành động y như vậy. Theo Tổng thống Nga, ông đã đích thân xử lý vấn đề này và trong trường hợp tình hình trên bán đảophát triển không thuận lợi, Nga có thể đưa các lực lượng hạt nhân chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Theo người đứng đầu Cộng hòa Crimea Aksenov, bán đảo đã trở về “quê hương lịch sử của mình”, sửa chữa những sai lầm trong lịch sử Liên bang Xô viết và sẽ không bao giờ quay trở lại trong thành phần của Ukraine, bởi không hề có ai xâm chiếm Crimea, mà đơn giản đó là sự lựa chọn của nhân dân trên bán đảo.
Vị lãnh đạo cao nhất của Crimea khẳng định chắc chắn rằng, không ai có thể làm được những điều này mà không có sự hỗ trợ của nhân dân địa phương, đó là lý do tại sao cuộc sáp nhập này không thể được coi là “sự xâm chiếm”, mà đích thực nó là “hành động dân chủ thực sự”.


Nga đã sáp nhật Crimea một cách chóng vánh, trong hòa bình
Sai lầm lớn và sự nhầm lẫn của các nhà lãnh đạo phương Tây chính là việc người dân nước họ đang nhận thông tin sai lệch từ các phương tiện truyền thông, báo giới của nước mình. Truyền thông Mỹ và châu Âu đã cố tình che giấu bức tranh chính xác về những gì đã xảy ra ở Crimea hồi tháng 3 năm 2014.
Phát biểu tại phiên họp trọng thể tại quốc hội nước cộng hòa tự trị này, ông Aksenov gọi cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo ngày 16 tháng 3 năm ngoái là sự kiện mang tính "lịch sử" và khẳng định, các sự kiện diễn ra từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 3 năm 2014 đã thay đổi Crimea, nước Nga và cả thế giới.
"Cuộc trưng cầu dân ý này là công cụ pháp lý, nhờ đó mà ý chí của nhân dân Crimea, ước muốn của họ đối với tự do, công lý và quyền tự quyết được thực hiện bằng con đường hợp pháp, không bạo lực, trong khuôn khổ của Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Hiến pháp của Crimea và các tiêu chuẩn quốc tế" - nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Ông cho rằng, người dân Crimea đã nổi dậy chống bạo lực, sự vô luật pháp và chủ nghĩa phát xít. Đó là cuộc nổi dậy hòa bình. Đồng thời, nhân dân trên bán đảo sẵn sàng để bảo vệ sự lựa chọn và quyền tự do của mình, thể hiện cho thế giới một tấm gương ấn tượng về tình yêu Tổ quốc, về sự trưởng thành công dân, trách nhiệm và sự đoàn kết.
Crimea và Sevastopol đã trở thành một chủ thể hành chính của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16 tháng 3 năm 2014. Khi đó, đại đa số cử tri, cụ thể là 96,77% dân số Crimea và 95,6% dân số Sevastopol đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên bang Nga. Và 6 ngày sau, nguyện vọng của nhân dân đã được thực hiện.


Sáp nhập vào Nga là nguyện vọng của đại đa số nhân dân Crimea
Chưa đầy 1 tuần chính quyền và người dân Crimea đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ để chuẩn bị cho quá trình sáp nhập. Song song với đó họ còn phải thực hiện rất nhiều việc để bảo đảm việc chuyển giao bán đảo về tay Nga một cách hòa bình nhất.
Trong khoảng thời gian 6 ngày sau “Trưng cầu dân ý” còn có nhiều đơn vị Ukraine chưa buông vũ khí (cho đến ngày 23-3 quân đội Ukraine mới chính thức rút lui khỏi Crimea), mà quân đội Nga khi đó không được phép nổ súng, gây đổ máu, để tránh tạo cớ cho phương Tây can thiệp và Liên Hợp Quốc ra nghị quyết phản đối.
Chính quyền mới còn phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các cộng đồng người trên bán đảo sao cho không phát sinh mâu thuẫn, đồng thời phải phá vỡ những âm mưu phá hoại, khủng bố, bắt cóc, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân trên bán đảo, tránh xảy ra tình trạng hỗn loạn trước, trong và sau khi sáp nhập.
Ngoài ra, Nga còn phải đẩy nhanh tiến trình “Trưng cầu dân ý” và trình tự sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga, đặt phương Tây và Ukraine vào tình huống “sự đã rồi”, ngay sau đó thúc đẩy cuộc nổi dậy của nhân dân Donbass nhằm khiến các đối thủ lo đối phó, mất tập trung vào sự kiện Crimea.
Để đảm bảo những yêu cầu này, Nga và chính quyền lâm thời ở Crimea đã có những bước đi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, đảm bảo một cuộc chuyển giao lãnh thổ nhanh chóng mà không mất một viên đạn, một người lính nào.
Ngày 16-3, cuộc “trưng cầu dân ý” được tổ chức thành công, 96,77% cử tri Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga, tương đương với 1,233 triệu cử tri, trong tổng số 1,274 người đi bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 83,1%.


Binh lính Nga canh gác bên ngoài 1 doanh trại quân đội Ukraine
Ngày 17-3, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập.
Ngày 18-03, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Crimea đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga.
Ngày 20-3, Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) đã bỏ phiếu phê chuẩn việc chấp nhận nước Cộng hoà tự trị Crimea và thành phố Sevastopol là các thực thể mới của Liên bang Nga. 443-446 Hạ nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ Hiệp ước, chỉ có 1 phiếu chống.
Ngày 21-3, với số phiếu thuận tuyệt đối (155-155), Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã nhất trí thông qua Hiệp ước sáp nhập nước Cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine vào nước này.
Cũng trong ngày hôm đó, Tổng thống Vladimir Putin ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Liên bang Nga tại một buổi lễ có sự tham dự của chủ tịch Thượng viện và Hạ viện.
Như vậy, trong vòng 6 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, Crimea đã trở thành một thực thể hành chính thuộc Liên bang Nga. Tính rộng ra, từ khi lực lượng thân Nga nắm được chính quyền vào ngày 27-2, chưa đầy 1 tháng sau, báo đảo vốn thuộc Ukraine đã thuộc về Nga!
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.
19/07/2022
Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.
04/07/2022
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.
03/07/2022
Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.
Người đứng đầu cảnh sát giao thông Mikhail Chernikov cho biết tại Nga vào cuối năm nay, họ có kế hoạch đưa vào sử dụng bằng lái xe điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký xe (CTCK) cũng sẽ được chuyển sang dạng điện tử.
Kết quả phân tích dữ liệu di cư hé lộ hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay. Điều này được tin một phần vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.
14/06/2022
Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, chấm hết!).
12/06/2022
Cây cầu bắc qua sông Amur, nối liền thành phố Blagoveshchensk của Nga với thành phố Hắc Hà của Trung Quốc, được khánh thành sau 6 năm xây dựng.
Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án.
08/06/2022
Vợ tỷ phú Nga Andrey Melnichenko cho rằng, việc EU áp lệnh trừng phạt với bà là không hợp lý, vì bà chưa bao giờ có quốc tịch Nga hoặc cư trú ở Nga.
05/06/2022