Làn sóng di dân nối gót khách Nga tới Nha Trang lập nghiệp
Đó là quan sát từ một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành kinh tế của Nga, RUDN Journal of Economics, quyển 27, kỳ 1 (năm 2019), của tác giả Kenichi Ohashi, giáo sư ngành Du lịch ở Đại học Rikkyo, ở Tokyo, Nhật Bản.
Lượng du khách Nga đến Việt Nam năm 2018 đạt 606.637 lượt, tăng 3,5 lần so với chỉ 6 năm trước đó (năm 2012), theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng tỉnh Khánh Hòa, lượng khách Nga tới đây năm 2018 đạt 442.982 lượt, tăng tới 22 lần sau 9 năm (so với năm 2009).
Như vậy, năm 2018 Khánh Hòa chiếm tới 73% lượng du khách Nga đến Việt Nam. Ở chiều ngược lại, 7% trong tổng số 6,2 triệu du khách (cả trong lẫn ngoài nước) đến Khánh Hòa vào năm 2018 là du khách Nga.
Sự gia tăng của khách Nga đến Nha Trang trong khoảng thời gian 10 năm. Đồ họa: Trọng Thuấn. |
Sự gia tăng mạnh mẽ của lượng du khách Nga ở Nha Trang kéo theo các cửa hàng, dịch vụ dành cho họ mọc lên ngay trung tâm thành phố Nha Trang.
“Khu phố Nga” là từ chung chỉ một số con phố như Trần Phú chạy dọc biển, Hùng Vương, Nguyễn Thiện Thuật. Nơi đây tập hợp các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, quán cà phê, công ty du lịch, hàng lưu niệm và các dịch vụ khác phục vụ khách Nga, biển hiệu viết bằng tiếng Nga. Nhiều nơi có nhân viên nói tiếng Nga, theo bài viết của ông Okashi.
E ngại bất ổn ở Trung Đông, người Nga đến Việt Nam
Theo nghiên cứu vừa công bố, nguyên nhân chính cho làn sóng người Nga đến Việt Nam là việc các công ty lữ hành Nga chuyển hướng sang các thị trường mới do tình hình quốc tế.Chẳng hạn, “những năm 2010-2012, một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ và nổi dậy nổ ra ở Bắc Phi và Trung Đông, khiến họ khó đưa khách Nga đến các điểm du lịch được ưa chuộng như Tunisia và Ai Cập, giáo sư Okashi viết trong nghiên cứu.
"Mỗi lần ra Nha Trang du lịch mà cứ ngỡ như đang ở phố Tàu, phố Nga. Rất buồn", anh Nguyễn Mạnh Hùng, du khách ở TP.HCM nói với Zing.vn năm 2018. Ảnh: Huỳnh Nam. |
Thêm nữa, sự giảm giá của đồng rúp Nga, nền kinh tế trì trệ, việc giới hạn đi lại đến Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập vào năm 2015 đã giúp tăng lượng khách Nga đến Nha Trang. Trong khi đó, những bãi biển đẹp, điều quan trọng bậc nhất đối với người Nga, lại chính là thế mạnh của du lịch Nha Trang.
Ông Okashi cũng trích dẫn một số nguyên nhân lịch sử. Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga khởi nguồn từ thời Liên Xô, và đến nay vẫn là một mối quan hệ gắn bó quan trọng, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Việt Nam miễn visa với người Nga nếu thăm ngắn hạn trong vòng 15 ngày kể từ năm 2009, thời điểm mà lượng khách tăng rõ rệt.
Ngoài ra, người Nga đã biết đến cảng Cam Ranh gần Nha Trang vì cảng này được Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên Xô và sau này là Nga thuê lại từ 1979-2002. Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất bên ngoài Nga, và nhiều binh lính hải quân của Nga đóng ở đây.
Làn sóng du khách Nga tới Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của thế giới về du lịch, di dân, trong thời đại mà việc đi lại trở nên dễ dàng, đỡ tốn kém hơn trên khắp thế giới.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc, số lượt du khách toàn cầu đạt 1,3 tỷ năm 2017, và được dự báo sẽ tăng lên 1,8 tỷ vào năm 2030, mức tăng 40% đến cuối thập kỷ tới.
Các luồng di cư “nối gót” làn sóng du khách Nga
Theo bài viết của ông Okashi, một số cửa tiệm, nhà hàng, quán cà phê và công ty tour trong khu phố Nga có chủ là người Nga hoặc những người Nga từ các nước Liên Xô cũ. Sự phát triển du lịch Nga tới Việt Nam là cơ hội kinh doanh cho cả người dân địa phương lẫn người Nga.Sự phát triển du lịch Nga tới Việt Nam là cơ hội kinh doanh cho cả người dân địa phương lẫn người Nga. Ảnh: An Bình. |
Những người phục vụ các cửa tiệm, nhà hàng Nga cũng có lý lịch đa dạng.
“Một số người dân địa phương cố học tiếng Nga để kinh doanh dựa vào du khách Nga, nhưng một số khác đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraine, Belarus, Armenia, Georgia, Kyrgystan và Tajikistan. Họ đều có khả năng nói tiếng Nga”, giáo sư Ohashi viết.
Ngoài ra, những người Việt từng đi xuất khẩu lao động ở Liên Xô trở về là một nhóm khác đang hưởng lại từ làn sóng du khách Nga. Trong thập niên 1980, hơn 100.000 lao động Việt Nam được cử sang Liên Xô vì Liên Xô thiếu hụt lao động, trong khi Việt Nam lại thừa lao động và chịu thâm hụt thương mại với Liên Xô.
Tác giả bài nghiên cứu gặp được một phụ nữ từng là chủ ba tiệm hàng ở vùng tây Siberia về Nha Trang để quản lý quán ăn của anh em trong nhà. Bà là người gốc Hải Phòng, biết tiếng Nga và dùng những kinh nghiệm bôn ba ở Nga để quản lý nhà hàng.
Sự phát triển của khu phố Nga ở Nha Trang cũng đặt ra vấn đề phân biệt đối xử, từ chối phục vụ khách người Việt sinh sống ngay trong địa phương. Đã có các ý kiến về vấn đề các biển quảng cáo vi phạm quy định khi chỉ ghi bằng tiếng Nga, không có tiếng Việt. Một số cửa tiệm, công ty du lịch thẳng thắn từ chối phục vụ khách Việt Nam, theo một số ghi nhận của Zing.vn vào năm 2018 trên phố Nguyễn Thiện Thuật.
Điều này đặt ra câu hỏi về sự chung sống hòa hợp của cộng đồng người Nga, cộng đồng kinh doanh phục vụ họ và một số người dân địa phương.
Một văn phòng du lịch không bán tour cho người Việt, chỉ bán cho người Nga. Ảnh: Ngân Giang. |
Cộng đồng những người Nga ở Nha Trang cũng đa dạng về thời gian lưu trú hay mục đích tới Việt Nam. Có người ở ngắn trong thời hạn miễn visa. Có người đến Nha Trang nhiều lần, hoặc ở nguyên mùa đông và coi đây là khu nghỉ dưỡng tránh cái giá rét ở Nga, để rồi trở về nước vào mùa hè.
“Ngoài ra, trong số những người nói tiếng Nga đến Nha Trang làm việc, một số người chỉ coi đây là một điểm đến trong sự nghiệp, để rồi ‘nhảy cóc’ tới những khu đông du khách Nga khác trên khắp thế giới”, ông Okashi viết thêm.
Vì vậy làn sóng Nga tới Việt Nam nên được nhìn nhận bằng cái nhìn đa chiều, vượt ra ngoài khuôn khổ các khái niệm truyền thống như “du lịch” hay “di dân”, vốn đang có “sự giao thoa”.
“Rất khó để chúng ta tách biệt du lịch và di dân trong thực tế”, ông Okashi viết.
TIN LIÊN QUAN
Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.
19/07/2022
Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.
04/07/2022
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.
03/07/2022
Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.
Người đứng đầu cảnh sát giao thông Mikhail Chernikov cho biết tại Nga vào cuối năm nay, họ có kế hoạch đưa vào sử dụng bằng lái xe điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký xe (CTCK) cũng sẽ được chuyển sang dạng điện tử.
Kết quả phân tích dữ liệu di cư hé lộ hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay. Điều này được tin một phần vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.
14/06/2022
Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, chấm hết!).
12/06/2022
Cây cầu bắc qua sông Amur, nối liền thành phố Blagoveshchensk của Nga với thành phố Hắc Hà của Trung Quốc, được khánh thành sau 6 năm xây dựng.
Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án.
08/06/2022
Vợ tỷ phú Nga Andrey Melnichenko cho rằng, việc EU áp lệnh trừng phạt với bà là không hợp lý, vì bà chưa bao giờ có quốc tịch Nga hoặc cư trú ở Nga.
05/06/2022