Vietnews.ru
Xã hội

Nga, Na Uy ‘chia nhau’ Bắc Cực

28/04/2010 (Đọc 5 phút)


Nga và Na Uy hôm qua thống nhất phân chia khu vực tranh chấp lãnh thổ ở biển Barents, nơi có tiềm năng lớn về dầu, khí đốt.

Bánh ngon chia sẻ

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg thông báo, giờ chỉ còn một số vấn đề kỹ thuật trước khi hai bên ký hiệp định phân định biên giới, chấm dứt hàng loạt cuộc đàm phán kéo dài bốn thập kỷ qua.

Nga, Na Uy ‘chia nhau’ Bắc Cực
Nga và Na Uy thống nhân phân chia khu vực tranh chấp lãnh thổ ở biển Barents, khu vực có tiềm năng lớn về dầu, khí đốt.

Ông Medvedev tuyên bố: “Hai nước bước sang một giai đoạn mới về vấn đề biên giới. Việc phân chia diễn ra công bằng. Việc này sẽ mở ra nhiều dự án chung, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng”.

Hai nhà lãnh đạo cho rằng, việc ký hiệp định mới sẽ tạo tiền đề cho hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Ông Stoltenberg khẳng định: “Hai nước phân chia khu vực tranh chấp rộng 175.000 km2. Đây là hiệp định công bằng”.

Sau đó, Ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Stoere và đồng nhiệm Sergey Lavrov ký tuyên bố chung (phác thảo hiệp định hai nước sắp ký).


Nga, Na Uy có biên giới chung rất dài.

Việc hai nhà lãnh đạo Nga, Na Uy thống nhất sơ bộ về biên giới gây ra những phản ứng khác nhau đối với các tổ chức môi trường, những cơ quan lo ngại việc khai thác dầu sẽ phá hủy hệ sinh thái của biển Barents.

Giám đốc Quỹ Bellona là Fredric Hauge lạc quan khi cho rằng: “Hai nước phân định biên giới sẽ giúp chúng ta biết rõ là mình được phép làm gì, trong giới hạn nào”.

Nhà nghiên cứu người Nga là Indra Oeverland của Viện quan hệ quốc tế Na Uy cho rằng: “Đó chưa phải là một hiệp định, mà chỉ là một bước tiến bởi hai nước khó lòng nhân nhượng nhau trong vấn đề lãnh thổ”.

Về phía Na Uy, Thủ tướng Stoltenberg cũng cẩn trọng thông báo: “Chưa thể biết chắc là lúc nào chúng ta có thể bắt đầu khai thác tài nguyên ở biển Barents. Chúng ta phải đợi hai nước ký hiệp định đã”.

Tăng cường sự hiện diện ở Bắc cực

Việc Nga, Na Uy thống nhất phân chia biên giới là động thái mới nhất của Nga nhằm tăng cường hiện diện tại Bắc Cực.


Nga "khát" dầu Bắc Cực. Ảnh minh họa.

Trước đó, Hội đồng an ninh Liên bang Nga công bố Chiến lược của Liên bang Nga về vấn đề Bắc Cực tới năm 2020 trên website của mình. Đây là văn bản vạch rõ chiến lược quốc gia của Nga tại khu vực trên, bao gồm việc triển khai quân đội, thành lập các đơn vị biên phòng và phòng vệ bờ biển nhằm đảm bảo lực lượng an ninh Nga sẵn sàng hiện diện trong những tình huống chính trị và quân sự khác nhau.

“Chúng ta phải nhanh chóng kết thúc tất cả các thủ tục liên quan đến việc xác định đường biên giới ở thềm lục địa này. Đây là trách nhiệm trực tiếp của chúng ta đối với các thế hệ tương lai,” ông Medvedev phát biểu tại cuộc họp ở điện Kremlin.

Cùng với những hành động trên, Nga đang đóng một "siêu" tàu chuyên phá băng, chạy bằng nguyên liệu hạt nhân thế hệ thứ ba trước năm 2015 nhằm phục vụ cho công tác khai thác Bắc Cực. Lãnh đạo Công ty đóng tàu Rosatom là Sergei Kiriyenko cho biết: “Chính phủ trung ương giao cho chúng tôi 500 triệu USD để đóng một tàu hạt nhân phá băng”. Bản thiết kế con tàu sẽ hoàn thành trước cuối năm 2010. Đó sẽ là tàu hai lớp, có khả năng di chuyển trên sông lẫn biển. Nó sẽ được đóng tại xưởng Baltiysky Zavod ở thành phố St. Petersburg.


Nga đóng "siêu tàu" phá băng. Ảnh minh họa.

Nga quyết tâm mở rộng ảnh hưởng ở Bắc Cực bởi đây là khu vực có tiềm năng rất lớn về dầu và khí đốt. Nhiều chuyên gia ước tính, đây có những mỏ dầu khổng lồ, lên tới 90 tỷ thùng, chiếm tới 25% tài nguyên của thế giới. Với trữ lượng lớn như vậy, Bắc Cực hoàn toàn có thể đảm bảo an ninh năng lượng của thế giới trong tương lai.

Ngoài ra, khí hậu trái đất ngày càng ấm lên, khiến lớp băng trên bề mặt ở đây có thể biến mất, rút ngắn hành trình qua Bắc Băng Dương, thu hẹp hải trình nối châu Âu, châu Mỹ với châu Á.

Nga khẳng định Bắc Cực là nơi đảm bảo an ninh năng lượng, cơ sở để phát triển trong thế kỷ 21. Nó sẽ chiếm 20% GDP của Nga và 22% giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, đây còn là trạm trung chuyển, nơi giao nhau của lợi ích của các quốc gia trên các lĩnh vực quốc tế, quốc phòng và sinh thái...


Bắc Cực có rất nhiều dầu.

Ngoài Nga, nhiều nước và công ty cũng chú ý đến các nguồn tài nguyên, tuyến thương mại và các vấn đề an ninh mới xuất hiện khi khí hậu trái đất nóng lên, khiến băng ở Bắc cực tan dần và biến mất khỏi các bờ biển.

Mỹ, Nga và Canada đang nghiên cứu đáy biển Bắc cực, xây dựng luật hàng hải và đầu tư vào khu vực này. Chưa dừng lại, họ còn điều tàu đến Bắc cực tìm hiểu thềm lục địa với mục đích thu thập tài liệu, chứng cứ để qua đó mở rộng thềm lục địa.

Theo Báo Đất Việt




TIN LIÊN QUAN

Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.

Xã hội,

19/07/2022

Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.

Xã hội,

04/07/2022

Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.

Xã hội,

03/07/2022

Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.

Người đứng đầu cảnh sát giao thông Mikhail Chernikov cho biết tại Nga vào cuối năm nay, họ có kế hoạch đưa vào sử dụng bằng lái xe điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký xe (CTCK) cũng sẽ được chuyển sang dạng điện tử.

Kết quả phân tích dữ liệu di cư hé lộ hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay. Điều này được tin một phần vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.

Xã hội,

14/06/2022

Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, chấm hết!).

Xã hội,

12/06/2022

Cây cầu bắc qua sông Amur, nối liền thành phố Blagoveshchensk của Nga với thành phố Hắc Hà của Trung Quốc, được khánh thành sau 6 năm xây dựng.

Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án.

Xã hội,

08/06/2022

Vợ tỷ phú Nga Andrey Melnichenko cho rằng, việc EU áp lệnh trừng phạt với bà là không hợp lý, vì bà chưa bao giờ có quốc tịch Nga hoặc cư trú ở Nga.

Xã hội,

05/06/2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022