London tiết lộ các đường dây di cư bất hợp pháp từ Việt Nam qua Nga
Ảnh: Benoit Tessier / Reuters
Theo Home Office, các nhóm tội phạm hỗ trợ cho công dân Việt Nam nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh thông qua Nga, sử dụng thị thực du lịch Nga.
Các nhóm tội phạm thường sử dụng thị thực du lịch Nga để đưa hàng ngàn người lớn và trẻ em từ Việt Nam đến Vương quốc Anh. Tờ báo The Sunday Times cho biết tin này, trích dẫn theo báo cáo của Home Office, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát nhập cư, an ninh và trật tự tại Anh.
Theo nhà chức trách Anh, bọn tội phạm cung cấp dịch vụ tổ chức nhập cảnh bất hợp pháp cho công dân Việt Nam và tính phí lên tới 34.000 bảng Anh (gần 45.000 USD) mỗi người cho các dịch vụ của chúng. Các nhóm tội phạm sử dụng Nga như một điểm trung chuyển cho người di cư Việt Nam. Để kiếm tiền trả bọn tội phạm theo yêu cầu, nhiều người di cư phải làm việc phi pháp, ví dụ, làm việc trong các trang trại trồng ma túy. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam đặc biệt dễ bị bóc lột tình dục.
Khi đến Vương quốc Anh, những người di cư được hứa hẹn làm việc trong một tiệm làm tóc Việt Nam ở London với mức lương 1,5 nghìn bảng Anh (1,9 nghìn USD) với chi phí sinh hoạt 500 bảng Anh (658 USD). Họ cũng được cấp hộ chiếu tái sử dụng với thị thực cho phép họ nhập cảnh và đi du lịch ở Nga. Vì vậy, theo kết quả năm 2017, khoảng 43 nghìn người Việt Nam di cư nhập cảnh vào Nga theo sơ đồ này.
Một số người, theo Home Office, không chọn Nga, mà là Pháp, là một quốc gia quá cảnh để vào Vương quốc Anh và trả thêm tiền cho việc giấu họ trong các khoang bí mật của xe tải. Một tuyến đường di cư khác là di chuyến bằng phà từ Hà Lan đến thị trấn Harwich ở phía đông nam của Vương quốc Anh (Essex).
Không có số liệu thống kê về có bao nhiêu người Việt sống ở Anh. Theo ước tính của Quỹ Runnymede, năm 2007, ít nhất 55 nghìn công dân Việt Nam sống ở Anh và xứ Wales, 20 nghìn người trong số họ không có giấy tờ tuỳ thân. Theo cảnh sát, từ năm 2012 đến 2018, hơn 5 nghìn người Việt di cư trưởng thành và hơn 1 nghìn trẻ em đã bị bắt giữ. Nhiều người trong số họ, đặc biệt là trẻ em, là nạn nhân của những kẻ buôn người.
Theo RBC
TIN LIÊN QUAN
Theo Kaspersky Lab, đầu năm 2022, một nhóm tội phạm mạng nhiều lần tấn công các tổ chức chính phủ và quốc phòng ở Nga, cũng như các nước ở Đông Âu.
08/08/2022
Tổng thống Putin lưu ý rằng Học thuyết Hải quân mới phác thảo các biên giới của Nga, kể cả Bắc Cực và Biển Đen và thể hiện sẵn sàng bảo vệ vững chắc và bằng mọi cách các đường biên giới này.
Giới chức Nga vừa bắt giữ một nhà khoa học tại thành phố Novosibirsk thuộc vùng Siberia bị tình nghi phạm tội phản quốc.
03/07/2022
Website Bộ Xây dựng, Nhà ở và Tiện ích Nga dường như bị tin tặc tấn công, với kết quả tìm kiếm dẫn đến một biểu tượng bằng tiếng Ukraina.
06/06/2022
Nhóm tin tặc quốc tế Anonymous đã truy cập được hơn một triệu email của ALET - công ty môi giới hải quan của Nga chuyên giao dịch với các nhà xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, than đá và khí đốt hóa lỏng, theo một tweet được phát hành bởi nhóm này.
27/04/2022
Một nghiên cứu của Kaspersky Lab cho thấy số lượng các cuộc tấn công DDoS vào các công ty Nga trong tháng 3 đã tăng gấp 8 lần. Đồng thời, thời gian trung bình của chúng tăng từ 12 phút lên 29 giờ.
01/04/2022
Nhóm tội phạm mạng đứng sau Racoon Stealer đã đình chỉ hoạt động của phần mềm độc hại đánh cắp mật khẩu này vì một trong những nhà phát triển nó chết khi Nga tấn công Ukraine.
26/03/2022
Ngày 6-3, TASS đưa tin, Bộ Phát triển kỹ thuật số, viễn thông và truyền thông đại chúng Nga sẽ chuẩn bị các biện pháp để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin của nước này.
06/03/2022
Nhóm tin tặc Nga Conti được cho là đã lấy cắp thông tin cá nhân của nhiều nhân vật đình đám liên quan đến những món đồ trang sức họ mua bán tại công ty Graff.
02/11/2021
Nga đang điều tra nền tảng video Youtube vì nghi ngờ lạm dụng vị thế thống lĩnh trên thị trường, đưa ra những quyết định thiên vị.
20/04/2021