Hãng dầu lớn nhất Nga vay vốn kỷ lục bằng nhân dân tệ
Rosneft - nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga - vừa hoàn tất đợt phát hành trái phiếu trị giá 15 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,15 tỷ USD).
Thỏa thuận này đánh dấu đợt bán trái phiếu lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Nga. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, được ấn định ở mức 3,05% một năm. Tiền huy động được dùng tài trợ cho các chương trình đầu tư của hãng.
Nửa đầu năm, doanh số bán dầu của Rosneft tăng 5,7% so với cùng kỳ 2021, trong khi nợ giảm 12% so với đầu năm. Lợi nhuận ròng tăng 13%, lên 432 tỷ rúp (7,22 tỷ USD) bất chấp hãng phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
"Nhờ hiệu quả hoạt động cao và các quyết định quản lý phù hợp, chúng tôi có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và chứng tỏ kết quả ổn định", Giám đốc điều hành Igor Sechin, cho biết.
Ban đầu Rosneft dự định phát hành lô trái phiếu trị giá 10 tỷ nhân dân tệ, nhưng đã quyết định tăng quy mô do nhu cầu cao. Đến nay, Rosneft là gã khổng lồ thứ ba của Nga vay tiền nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ.
Trước đó, nhà sản xuất nhôm Rusal bán trái phiếu 4 tỷ nhân dân tệ vào tháng 8. Tiếp sau đó, nhà sản xuất vàng lớn nhất của Nga Polyus phát hành 4,6 tỷ nhân dân tệ trái phiếu vào đầu tháng 9.
Các công ty Nga đang khai thác thị trường trái phiếu nhân dân tệ để giảm sự phụ thuộc vào USD trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây tạo ra các hạn chế trong các giao dịch quốc tế bằng đồng bạc xanh. Điều này đã gây ra khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty, ngân hàng và nhà đầu tư Nga, buộc họ phải chuyển sang sử dụng các loại tiền tệ thay thế khác.
Ở chiều ngược lại, đầu tháng này, Tập đoàn Gazprom nói đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để bắt đầu chuyển sang thanh toán khí đốt bằng đồng nhân dân tệ và ruble thay vì USD. Giám đốc điều hành tập đoàn Gazprom Alexei Miller đánh giá đây là động thái "đôi bên cùng có lợi". "Nó sẽ đơn giản hóa việc tính toán, trở thành ví dụ điển hình cho các công ty khác và tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh tế của chúng tôi", ông Miller nói.
Theo: vnexpress.net
https://vnexpress.net/hang-dau-lon-nhat-nga-vay-von-ky-luc-bang-nhan-dan-te-4512810.htmlTIN LIÊN QUAN
Rosneft - nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga - vừa hoàn tất đợt phát hành trái phiếu trị giá 15 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,15 tỷ USD).
18/09/2022
Nhà chức trách Đức đã nắm quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu PCK tại thị trấn Schwedt, bang Brandenburg - nơi được xem là nguồn cung xăng dầu quan trọng cho thủ đô Berlin.
16/09/2022
Doanh thu bán dầu trong giai đoạn từ tháng 1-6/2022 của Rosneft - nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu của Nga - đã tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nợ của tập đoàn giảm 12% so với hồi đầu năm.
16/09/2022
Công ty Phần Lan sẽ duy trì sự hiện diện chính thức của mình tại Nga cho đến khi việc đóng cửa hợp pháp hoàn tất.
29/08/2022
Ngày 29/8, Ericsson- công ty mạng và viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển có trụ sở tại Stockholm- cho biết công ty này sẽ dần dần rút mọi hoạt động kinh doanh khỏi Nga trong những tháng tới, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với khách hàng.
29/08/2022
Công ty năng lượng Rosatom của Nga đã yêu cầu Phần Lan hoàn trả 3 tỷ USD do vi phạm hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi-1.
23/08/2022
Trích dẫn dữ liệu từ MTS, các thương hiệu smartphone Trung Quốc đang phổ biến hơn nhiều so với Samsung và Apple ở thị trường smartphone tại Nga.
Nhà sản xuất bao bì đã tuyên bố rút khỏi Nga vào cuối tháng Bảy.
08/08/2022
Thông báo của công ty năng lượng Đức Siemens Energy ngày 8/8 cho biết công ty này đã bắt đầu các biện pháp nhằm rút khỏi các tài sản ở Nga, và dự kiến sẽ hoàn thành vào mùa Thu năm nay.
08/08/2022
Vào mùa xuân, công ty đã chuyển nhà máy ở Moscow và cổ phần của mình trong AvtoVAZ sang sở hữu nhà nước.
29/07/2022