Duma Quốc gia Nga điều tra nghi án đầu độc chính trị gia đối lập Navalny
Chủ tịch Viện Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin đã ra lệnh điều tra nghi vấn đầu độc ông Alexei Navalny, chính trị gia đối lập.
Theo ông Vyacheslav Volodin, cuộc điều tra nhằm làm rõ động cơ đây có phải là một "hành động khiêu khích" của nước ngoài nhằm thúc đẩy căng thẳng bên trong nước Nga hay không.
Ngày 24-8, Thủ tướng Đức Angela Merkel và người phụ trách chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell, tuyên bố chính trị gia đối lập Navalny nghi bị ngộ độc với chất ức chế cholinesterase và thúc giục Nga mở các cuộc điều tra nhằm "chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những gì đã xảy ra".
Trước tình hình trên, ông Volodin nói: "Những tuyên bố của bà Merkel và ông Borrel khiến chúng tôi nhìn tình hình này theo một khía cạnh khác và tự hỏi liệu đây có phải là hành động khiêu khích của Đức hay một quốc gia EU nào khác được thiết kế để buộc tội đất nước chúng ta về một điều gì đó".
Ông Vyacheslav Volodin -Chủ tịch Viện Duma Quốc gia Nga. Ảnh: Wikiwand
Ông Volodin cho biết sẽ chỉ thị cho Ủy ban An ninh của Viện Duma "phân tích những gì đã xảy ra để hiểu liệu đây có phải là một nỗ lực của các nước ngoài để gây tổn hại đến sức khỏe của một công dân Nga nhằm tạo ra căng thẳng trong nước Nga hay không ?".
Viện Duma quốc gia Nga (Hạ viện Nga) dự kiến sẽ hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ hè vào ngày 14-9.
Ông Navalny, một người chỉ trích gay gắt Tổng thống Vladimir Putin, đột ngột bị hôn mê trên chuyến bay từ TP Tomsk đến thủ đô Moscow vào ngày 20-8, khiến chuyến bay buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống TP Omsk của Siberia.
Các bác sĩ ở Omsk cho biết họ không tìm thấy dấu hiệu ngộ độc và chẩn đoán ông Navalny mắc bệnh chuyển hóa. Bệnh viện Đức nơi ông Navalny được chuyển đến hôm 22-8 cho biết các xét nghiệm của họ cho thấy chính trị gia đối lập của Nga đã bị đầu độc bằng chất ức chế cholinesterase.
Một bác sĩ cấp cao của Omsk đã cho rằng chẩn đoán của bệnh viện ở thủ đô Berlin - Đức có thể là "thông tin sai lệch".
Sau lời kêu gọi từ các trợ lý của chính trị gia đối lập Navalny và các nước phương Tây yêu cầu Nga mở cuộc điều tra tội phạm về vụ đầu độc ông Navalny, Điện Kremlin cho biết không cần mở cuộc điều tra cho đến khi vụ đầu độc được "chứng minh là có thật".
Theo nld.com.vn
TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.
17/04/2022
Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.
14/04/2022
Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.
13/04/2022
Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.
09/04/2022
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.
09/04/2022
Kể từ khi xung đột vũ trang Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24-2, EU đã đưa vào danh sách đen khoảng 700 cá nhân liên quan đến Điện Kremlin hoặc bị cáo buộc hỗ trợ "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Moscow.
09/04/2022