Nga gia nhập nhóm 100 nước muốn điều tra về cách xử lý dịch Covid-19
Nga đã gia nhập nhóm 100 quốc gia khác ủng hộ nghị quyết sẽ được đưa ra tại Đại hội đồng y tế thế giới (WHA), kêu gọi điều tra độc lập về đại dịch Covid-19.
Tổng thống Nga Putin từng gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “chiến binh đơn độc”. Đó chỉ là nói đùa song miêu tả này ngày càng chính xác hơn. Nga đã gia nhập nhóm 100 quốc gia khác ủng hộ nghị quyết sẽ được đưa ra tại Đại hội đồng y tế thế giới (WHA), kêu gọi điều tra độc lập về đại dịch Covid-19.
Theo CNN, dự thảo nghị quyết do Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo được đưa ra sau khi Australia thúc giục điều tra về cách Trung Quốc xử lý khủng hoảng y tế do virus corona gây ra.
Trung Quốc đã phản ứng mạnh và cáo buộc Australia có động thái “vô trách nhiệm”, có thể “phá vỡ sự hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch, đi ngược lại nguyện vọng mà mọi người đang chia sẻ”.
Theo kế hoạch, dự thảo sẽ được trình tại cuộc họp thường niên của các thành viên Tổ chức y tế thế giới (WHO) diễn ra vào hôm nay (18/5) tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Dự thảo không đề cập cụ thể tới Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác. Văn bản này kêu gọi đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện về phản ứng y tế phối hợp toàn cầu đối với dịch Covid-19.
Ngôn từ trong dự thảo được cho là khá yếu ớt so với lời kêu gọi trước đó của Australia, vốn thúc giục tiến hành điều tra về vai trò và trách nhiệm của Trung Quốc với nguồn gốc đại dịch. Để được thông qua, dự thảo phải có được sự ủng hộ của đa số các quốc gia thành viên WHO, đặc biệt là một số quốc gia, ví dụ như Nga.
Trước đó, Bắc Kinh tuyên bố chỉ ủng hộ một cuộc điều tra do WHO tiến hành. WHO từng bị cáo buộc chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, song quan chức hàng đầu WHO đã bác bỏ tuyên bố này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (18/5) tuyên bố, còn quá sớm để mở ngay một cuộc điều tra về nguồn gốc và sự lây nhiễm của virus corona, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người trên toàn cầu. Bộ này cũng ra một thông báo riêng rẽ cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu qua video tại lễ khai mạc WHA.
Theo VietnamNet
TIN LIÊN QUAN
Hãng thông tấn Interfax đưa tin tòa án Nga đã phạt Google 21,8 tỉ rúp (tương đương 387 triệu USD) do liên tục không gỡ bỏ các nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.
18/07/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.
14/07/2022
Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.
12/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
06/07/2022
Luật mới tạo ra một cơ sở pháp lý cho Moskva đáp trả hãng truyền thông của bất cứ quốc gia nào hạn chế hoạt động của nhà báo Nga.
30/06/2022
Từ tháng 8/2021, Google bị phạt 3 triệu ruble vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng tại Nga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục vi phạm này và tiếp tục bị phạt thêm 15 triệu ruble (260.000 USD).
16/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.
12/06/2022
Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.
07/06/2022
Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt, nhằm đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho người dân ở 2 thành phố Ukraine là Kherson và Zaporozhye (hay Zaporizhia).
25/05/2022
Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn độ tuổi với công dân nhập ngũ ngày 25-5, dấu hiệu cho thấy Matxcơva có thể đang tìm cách tuyển thêm quân cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
25/05/2022