Vietnews.ru
Chính trị

EU tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga

11/06/2020 (Đọc 4 phút)


Các đại sứ của Liên minh châu Âu đã đồng ý tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt chống lại kéo dài tới ngày 23/6/2021.

Đại sứ của 27 quốc gia thành viên EU ủng hộ tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Một nguồn tin từ Hội đồng EU tiết lộ với hãng tin TASS rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ được kéo dài đến ngày 23/6/2021.

EU tiep tuc gia han cac bien phap trung phat Nga
Liên minh châu Âu quyết định tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Quyết định này sẽ được chính thức phê duyệt vào tuần tới và sẽ có hiệu lực cùng với việc công bố trên Tạp chí Chính thức của EU.

Đây là năm thứ sáu EU tiếp tục kéo dài các biện pháp trừng phạt đối với Nga do liên quan đến việc sát nhập Crimea. Các biện pháp trừng phạt Crimea và Sevastopol bao gồm lệnh cấm nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa ở khu vực Crimea, cùng với việc từ chối bất kỳ khoản đầu tư nào của châu Âu vào khu vực này.

Ngoài ra, tàu của các nước EU không được vào cảng Crimea và máy bay của EU cũng không được hạ cánh tại các sân bay ở Crimea, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.

Phía Nga đã tuyên bố rằng, về vấn đề quyền sở hữu Crimea, chính quyền Nga sẽ không tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán và thảo luận nào.

Ngoài vấn đề Crimea, Nga còn bị trừng phạt do liên quan đến các vấn đề ở khu vực Donbass. EU cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tình hình ở miền đông nam Ukraine đối với Nga, mặc dù Moscow đã nhiều lần phủ nhận sự liên quan của họ trong cuộc xung đột này.

Những biện pháp này bao gồm hạn chế thị thực, trừng phạt kinh tế đối với các công ty nhà nước Nga và toàn bộ các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Không giống như các biện pháp trừng phạt vì Crimea, các biện pháp này được gia hạn sáu tháng một lần.

Các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng lớn đến thương mại, tài chính, quân sự, các thỏa thuận hợp tác và chế độ miễn thị thực. Đáp lại, Nga áp đặt lệnh cấm đối với một số sản phẩm từ châu Âu.

Điều đáng chú ý là trên thực tế Ukraine là trở ngại chính trong việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga, vì việc giải quyết tình hình ở Donbass chủ yếu phụ thuộc vào Kiev. Tuy nhiên, thay vì thực hiện nghĩa vụ giải quyết theo thỏa thuận Minsk, phía Ukraine đã trì hoãn việc này. Ngoài ra, Kiev đã liên tục tuyên bố về việc thiếu cơ sở của thỏa thuận Minsk, cố gắng thay đổi các điều khoản trong thỏa thuận.

Với việc gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga, sự bất mãn giữa các doanh nghiệp ở EU đang chịu tổn thất vì ​​chính sách trừng phạt của Brussels đối với Moscow càng tăng lên. Đặc biệt, có khá nhiều doanh nghiệp đã phản đối các biện pháp trừng phạt, đặc biệt là ở Đức, nước này đang mất gần 670 triệu USD mỗi tháng do lệnh trừng phạt chống lại Nga. 

Ngoài ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhận ra rằng, các biện pháp trừng phạt đã trở thành một yếu tố tiêu cực trong thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức vẫn ưu tiên giải quyết cuộc xung đột, sau đó mới bỏ các biện pháp trừng phạt.

Theo Baodatviet.vn


Tags: EU, gia hạn, biện pháp trừng phạt,
#biện pháp trừng phạt #gia hạn #EU


TIN LIÊN QUAN

Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".

Chính trị,

28/04/2022

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Chính trị,

26/04/2022

Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.

Chính trị,

24/04/2022

Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.

Chính trị,

21/04/2022

Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.

Chính trị,

17/04/2022

Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.

Chính trị,

17/04/2022

Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.

Chính trị,

14/04/2022

Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.

Chính trị,

13/04/2022

Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.

Chính trị,

09/04/2022

Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.

Chính trị,

09/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022