EU không đạt thỏa thuận cấm năng lượng Nga
EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
"Hiện EU không đạt được quan điểm thống nhất về vấn đề này", Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nói với tờ Die Welt của Đức hôm nay.
Xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ chính của Nga và nhiều quốc gia thành viên EU đã kêu gọi ngừng nhập dầu Nga để để phản ứng với chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine.
Một số nước EU đang thúc đẩy gói trừng phạt thứ sáu đối với Nga và Brussels đang chuẩn bị một bản đánh giá đầy đủ về tác động của lệnh cấm dầu như một phần của các biện pháp tiếp theo.
Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho châu Âu, với hơn 1/4 lượng dầu nhập khẩu của EU trong năm 2020 đến từ nước này, theo dữ liệu của Eurostat.
Ông Borrell cho biết chủ đề cấm dầu và khí đốt Nga sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra cuối tháng tới và ông không cho rằng có bất kỳ quyết định nào có thể được đưa ra trước thời điểm đó.
"Đề xuất cuối cùng về lệnh cấm vận dầu khí vẫn chưa được đưa ra", ông lưu ý. Quan chức này không nói rõ những thành viên nào của EU không ủng hộ lệnh cấm năng lượng Nga.
Borrell nhấn mạnh tất cả quốc gia EU đều đang nỗ lực giảm phụ thuộc dầu khí Nga, cho biết thêm rằng khối trước sau gì cũng sẽ giảm được phụ thuộc vào nguồn năng lượng này.
"Điều đó sẽ xảy ra vào một thời điểm nào đó. Nga lúc ấy sẽ chịu thiệt hại khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh dầu khí bị mất đi", nhà ngoại giao EU cho hay.
Một số quốc gia phương Tây như Mỹ và Anh đã tuyên bố ngừng nhập dầu khí Nga. Tuy nhiên, EU từ chối cấm nhập khẩu năng lượng Nga ngay lập tức, do lo ngại ảnh hưởng tới kinh tế và sản xuất. Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này.
Áo, một quốc gia thành viên EU, cuối tuần qua cho biết cấm vận khí đốt Nga hiện là không thể đối với nước này.
Theo: VnExpress
https://vnexpress.net/eu-khong-dat-thoa-thuan-cam-nang-luong-nga-4455728.htmlTIN LIÊN QUAN
EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Ngân hàng Trung ương Nga đã nới lỏng các hạn chế áp đặt do các lệnh trừng phạt và cho phép công dân rút ngoại tệ không chỉ bằng đô la, mà còn cả euro từ các tài khoản, dịch vụ báo chí của cơ quan quản lý này đưa tin.
Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định giảm lãi suất cơ bản từ mức cao lịch sử 20% xuống còn 17%. Cơ quan quản lý giải thích điều này do giảm lạm phát, bao gồm cả do sự tăng trưởng của đồng rúp. Nới lỏng chính sách có thể tiếp tục trong tương lai gần tới.
Nga có kế hoạch chấm dứt các hạn chế đối với các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia/vùng lãnh thổ sau ngày 9/4, một phần trong kế hoạch giảm các biện pháp được thực hiện để làm chậm sự lây lan của COVID-19, Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết hôm 4/4.
Trưởng phái đoàn đàm phán của Nga cho biết dự thảo thỏa thuận chưa sẵn sàng để đệ trình lên cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.
Hai phái đoàn Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán theo hình thức trực tuyến hôm nay, sau cuộc thảo luận được đánh giá là "tích cực" ngày 29/3.