EU tung gói trừng phạt thứ tư với Nga
Các nước thành viên EU nhất trí gói trừng phạt thứ tư nhằm vào Nga, sau khi nước này mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Thông tin về gói trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga được Pháp, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của khối, thông báo hôm 14/3. Chi tiết các lệnh trừng phạt không được tiết lộ, song Pháp thông báo EU sẽ thu hồi quy chế tối huệ quốc với Nga.
Đối xử tối huệ quốc (MFN) là nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo đó một nước thành viên phải dành sự đối xử như nhau cho mọi thành viên WTO khác, không phân biệt nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển.
Vòng trừng phạt mới của EU có thể dẫn tới quyết định cấm hoặc áp các mức thuế trừng phạt với hàng hóa Nga và đặt quốc gia này ngang với Triều Tiên hay Iran.
Theo các nguồn tin ngoại giao, các biện pháp trừng phạt được đưa ra gồm lệnh cấm nhập khẩu sắt, thép của Nga và cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ, trong đó có các loại ôtô đắt tiền trên 55.000 USD, tới quốc gia này. Lệnh trừng phạt cũng có thể cấm đầu tư vào các công ty dầu mỏ và năng lượng Nga.
Vòng trừng phạt mới cũng có thể thêm tỷ phú Nga Roman Abramovich, chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea, và 14 người khác vào danh sách các tỷ phú Nga bị EU trừng phạt.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết thêm khối này đang làm việc để đình chỉ quyền thành viên của Nga với các tổ chức đa phương hàng đầu, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt, loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, ngăn Moskva tiếp cận các công nghệ tiên tiến và đưa nhiều tài phiệt, quan chức Nga vào danh sách cấm vận.
Bộ Tài chính Nga sau đó thông báo cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong lĩnh vực viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022, nhằm đáp trả lệnh cấm vận từ phương Tây.
Ngọc Ánh (Theo Reuters) / VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.
17/04/2022
Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.
14/04/2022
Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.
13/04/2022
Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.
09/04/2022
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.
09/04/2022