Moskva - Kiev tranh cãi về phương án Ukraine thành nước trung lập
"Ukraine đang đề xuất mô hình quốc gia phi quân sự trung lập, tương tự Áo hoặc Thụy Điển, nhưng vẫn sở hữu lục quân và hải quân. Quy mô quân đội Ukraine cũng nằm trong những vấn đề được thảo luận", hãng thông tấn nhà nước Nga Ria Novosti dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky nói với các phóng viên hôm nay.
Ông Medinsky nói rằng vấn đề đang được thảo luận giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước, nhấn mạnh Ukraine vốn phải là quốc gia trung lập. "Ukraine rút khỏi Liên Xô năm 1991 với điều kiện duy trì trạng thái trung lập, điều đó được ghi rõ trong tuyên bố độc lập của nước này", ông cho hay.
Thụy Điển hiện là quốc gia không có liên kết về mặt quân sự trong thời bình và duy trì trung lập khi có chiến tranh. Nước này không phải thành viên NATO, nhưng là đối tác của liên minh trong gần 30 năm qua.
Quan chức Nga cho biết Moskva cũng yêu cầu Kiev công nhận bán đảo Crimea là một phần lãnh thổ của Nga, cũng như độc lập cho các vùng ly khai Lugansk và Donetsk ở miền đông Ukraine. Một số vấn đề then chốt khác được thảo luận gồm "phi phát xít hóa Ukraine" và quyền lợi của cộng đồng nói tiếng Nga tại quốc gia này.
Nhận xét về bình luận của ông Medinsky, Điện Kremlin xác nhận giải pháp Ukraine đi theo mô hình trung lập như Áo và Thụy Điển đang được hai nước thảo luận. "Đây có thể được xem là phương án thỏa hiệp", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Tuy nhiên, Ukraine sau đó bác bỏ họ muốn theo mô hình giống Áo và Thụy Điển, nói rằng các cuộc đàm phán với Moskva để chấm dứt giao tranh nên tập trung vào "đảm bảo an ninh".
"Ukraine hiện là quốc gia có xung đột trực tiếp với Nga. Do đó, mô hình chỉ có thể là 'Ukraine' với các đảm bảo an ninh mang tính pháp lý", văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky công bố bình luận của trưởng đoàn đàm phán Ukraine Mikhailo Podolyak.
Ông Podolyak kêu gọi xây dựng thỏa thuận an ninh có tính ràng buộc pháp lý, đươc ký bởi các đối tác quốc tế, trong đó yêu cầu họ "không đứng ngoài cuộc trong trường hợp có vụ tấn công nhằm vào Ukraine như lúc này".
Các cuộc thảo luận giữa Moskva và Kiev tới nay chưa đạt được thỏa thuận mang tính đột phá nào. Phái đoàn hai nước gặp trực tuyến lần thứ tư vào 15/3, trong đó mục tiêu đàm phán được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề ra là thu xếp một cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Moskva chưa bình luận về ý tưởng của ông Zelensky.
Nga từ lâu đã coi xu hướng mở rộng về phía đông của NATO là mối đe dọa an ninh và xem việc nước láng giềng Ukraine gia nhập liên minh là lằn ranh đỏ. Ukraine đã nhiều lần bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, thậm chí đưa mục tiêu trở thành thành viên khối này vào trong hiến pháp sửa đổi năm 2019.
Tổng thống Zelensky hôm qua ám chỉ Kiev có thể sẵn sàng thỏa hiệp về nỗ lực gia nhập NATO. "Ukraine không phải thành viên NATO. Chúng ta hiểu điều đó. Suốt nhiều năm qua, chúng ta luôn nghe rằng những cánh cửa rộng mở, nhưng cũng phải hiểu rằng Ukraine không thể gia nhập liên minh. Đó là thực tế và cần được chấp nhận", ông nói trong cuộc họp với giới chức quân đội.
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine" ngày 24/2. Sau 20 ngày chiến sự, giao tranh quanh thủ đô Kiev tiếp tục khi Nga tăng áp lực lên các mục tiêu lớn hơn. Liên Hợp Quốc cho biết khoảng ba triệu dân thường Ukraine, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã di tản ra nước ngoài để tránh chiến sự.
Nhà đàm phán Nga nói rằng Kiev nêu ý tưởng trở thành quốc gia trung lập giống Áo và Thụy Điển nhưng Ukraine bác bỏ điều này.
Vũ Anh (Theo Ria Novosti, AFP) / VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.
17/04/2022
Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.
14/04/2022
Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.
13/04/2022
Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.
09/04/2022
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.
09/04/2022