Mỹ trừng phạt Nord Stream, Đức đặt cược tất cả vào Nga
Thượng viện Hoa Kỳ đưa lệnh trừng phạt chống “Dòng chảy phương Bắc-2” vào Dự thảo ngân sách quốc phòng.
Mỹ quyết trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2
Thượng viện Hoa Kỳ đã đưa các biện pháp trừng phạt bổ sung chống những chủ thể có liên quan đến tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream 2) vào dự thảo ngân sách quốc phòng, theo thông báo của Nghị sĩ Cộng hòa Steve Womack.
“Tôi tự hào là đồng tác giả của các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn việc xây dựng đường ống và tôi hoan nghênh Thượng viện đã đưa ưu tiên này vào dự thảo ngân sách quốc phòng” - Steve Womack viết trên Twitter.
Theo tuyên bố của ông Womack, chính quyền Moscow muốn sử dụng tuyến khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” như là phương tiện cưỡng chế châu Âu, còn mục tiêu chính của công trình đường ống dẫn là buộc Ba Lan và Ukraine phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga.
Được biết, Thượng viện Hoa Kỳ dưới sự kiểm soát phe đảng Cộng hòa và Hạ viện dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ đều trình bày các phương án của mỗi đảng về ngân sách quốc phòng. Sau đó, các đề xuất được Ủy ban đồng thuận tập hợp lại, tiếp đến Lưỡng viện sẽ bỏ phiếu chọn phương án cuối cùng rồi trình lên Tổng thống ký duyệt.
Việc đưa các biện pháp trừng phạt vào dự thảo ngân sách quốc phòng cho phép tăng tốc quá trình thi hành, bởi nếu một dự luật thông thường phải qua xem xét trong thời gian dài, thì ngân sách quân sự gần như có đảm bảo được phê duyệt ngay và Tổng thống khó lòng phủ quyết.
Dự luật mới nhất này đã cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc ngăn chặn Nga hoàn thành lắp đặt tuyến đường ống và đưa nó vào hoạt động, cung cấp khí đốt cho Đông Âu và Trung Âu.
Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã hành động tương tự hồi năm ngoái khi tung ra gói trừng phạt đầu tiên chống “Dòng chảy phương Bắc-2” trong thành phần ngân sách quốc phòng, kết quả là công ty Allseas của Thụy Sĩ đang tham gia lắp đặt ống cho đường ống dẫn khí đã gần như ngay lập tức phải ngừng hoạt động và rút các tàu chuyên dụng ra khỏi biển Baltic.
Hành động của Mỹ đã vấp phải sự phửng đối quyết liệt của Đức, nước là điểm đến đầu tiên của châu Âu của tuyến đường ống Nord Stream 2 à cũng là nước có những chủ thể bị áp đặt lệnh trừng phạt.
Hiện nay, chính quyền Berlin đang xem xét áp đặt các biện pháp đáp trả đối với lệnh trừng phạt của Mỹ, đồng thời cũng có xu hướng điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng xích lại gần Nga.
Mỹ đang quyết tâm ngăn chặn Nga và Đức hoàn thành Nord Stream 2 |
Chuyên gia: Đức quyết định “đặt cược” vào Nga
Đại sứ Đức tại Moscow là ông Andreas von Geir mới đây đã tuyên bố rằng, trong nhiệm kỳ Cộng hòa Liên bang Đức giữ chức chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, Berlin sẽ cố gắng hợp tác chặt chẽ hơn với Moscow, chứ không bài xích Nga như các quốc gia khác.
Tuyên bố này đã khiến một số quan chức Mỹ không hài lòng với chính sách “thân kẻ thù” của Đức.
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia Nga ông Olenchenko nhận xét trong cuộc trao đổi với kênh truyền hình RT rằng, sau khi xuất hiện một loạt mâu thuẫn với Hoa Kỳ, chính quyền Berlin buộc phải định hướng lại chính sách của mình, chuyển sang đặt cược vào quan hệ với Moscow.
Ông Olenchenko hiện đang là chuyên viên chính của Trung tâm nghiên cứu châu Âu, thuộc Viện nghiên cứu nhà nước về kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IMEMO).
Theo ông Vladimir Olenchenko, Washington sẽ không cam chịu tình cảnh để một nước Đức tự chủ không đi theo định hướng của Mỹ và nắm quyền lãnh đạo Tây Âu.
“Giữa Hoa Kỳ và Đức xuất hiện một loạt mâu thuẫn - từ cạnh tranh kinh tế trong một số ngành công nghiệp đến các vấn đề khác như sự hiện diện của lính Mỹ trên đất Đức, hay cạnh tranh để giành quyền thống trị ở tiểu lục địa châu Âu. Và dĩ nhiên, Washington chỉ muốn Berlin có vị trí phụ thuộc mình” – ông Olenchenko nhận định.
Theo nhà phân tích này, trong hoàn cảnh như vậy, Đức buộc phải điều chỉnh lại đường lối đối ngoại, chuyển sang đặt cược vào Nga làm đối tác chiến lược của mình.
Chuyên gia nói thêm rằng trong tháng trước xu hướng thoái trào trong quan hệ giữa Berlin và Washington càng trở nên rõ rệt hơn, và chính quyền Đức thường nói nhiều hơn đến việc cần phải theo đuổi một chính sách tự chủ, không nhất nhất phải để tâm đến ý kiến của Mỹ.
Đồng thời, ông Olenchenko cho rằng, những dấu hiệu xuống cấp trong quan hệ giữa hai quốc gia hàng đầu trong NATO đã xuất hiện ngay từ nhiệm kỳ tổng thống của ông Barack Obama, và dưới thời Tổng thống Donald Trump, tình hình này trở nên “trầm trọng hơn”.
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.
17/04/2022
Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.
14/04/2022
Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.
13/04/2022
Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.
09/04/2022
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.
09/04/2022