Vietnews.ru
Chính trị

Nhật Bản đang cố thu hồi quần đảo Kuril từ Nga

07/06/2020 (Đọc 7 phút)


InoSMI đã bình luận rằng Nhật Bản đang cố gắng tái sát nhập các đảo Iturup, Nicotan, Habomai và Kunashir hiện do Nga kiểm soát.

Nhật được yêu cầu dùng biện pháp mạnh để thu hồi các hòn đảo từ tay Nga

Nghị sĩ Nhật Bản Yukio Kashiyama mới đây đã yêu cầu chính phủ nước này phải có hành động giành lại từ tay Nga cả 4 hòn đảo thuộc quần đảo Nam Kuril, gồm Iturup, Kunashir, Khabomai và Shikotan, theo Sputnik ngày 5/6.

Trong một tuyên bố đăng trên cổng thông tin Wedge Infinity, nhà chính trị Nhật Bản cho biết sở dĩ ông đặt vấn đề Tokyo cần phải có hành động cứng rắn vì ông tin rằng tiếp tục đàm phán hòa bình với Moscow về vấn đề này chỉ tốn công vô ích.

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên giới chính trị tại Tokyo có quan điểm cứng rắn trong vấn để giành lại chủ quyền với "Vùng lãnh thổ phía bắc" theo cách gọi của Nhật Bản, hay Nam Kuril theo cách gọi của Nga, gửi thông điệp nóng tới Moscow.

Bởi từ cuối năm 2019, những lời kêu gọi Tokyo thực hiện biện pháp quân sự chống lại Nga thay cho đàm phán hòa bình để giành lại lãnh thổ đã xuất hiện trong giới chính trị có quan điểm cứng rắn ở Nhật Bản.

Nhat Ban dang co thu hoi quan dao Kuril tu Nga
Quần đảo Nam Kuril của Nga - Vùng lãnh thổ phía Bắc của Nhật Bản

Hồi tháng 5, trong một báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, còn gọi là Sách Xanh ngoại giao - Blue Book 2019 - Tokyo đã thể hiện quan, nếu tiếp tục các cuộc đàm phán về tranh chấp lãnh thổ với Moscow thì chỉ là bước đi vô vọng.

Với tinh thần của Blue Book 2019, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Toshimitsu Motegi đã tuyên bố rằng cả 4 hòn đảo tranh chấp của quần đảo Kuril đều thuộc chủ quyền của nước này.

Trước những động thái của Tokyo, ấn phẩm truyền thông InoSMI đã bình luận rằng Nhật Bản đang cố gắng tái sát nhập các đảo Iturup, Nicotan, Habomai và Kunashir hiện do Nga kiểm soát, ít nhất là về mặt chính trị.

Thậm chí Tokyo còn đưa ra yêu sách liên kết lãnh thổ đối với cả quần đảo Sakhalin. "Tất cả các hòn đảo trong quần đảo Kuril đều thuộc về Nhật Bản. Và với phần phía Nam của Sakhalin cũng vậy!"

Ngay lập tức Nga đã phản đối mạnh mẽ việc Tokyo tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với các hòn đảo mà Nga đã quản lý và thể hiện chủ quyền từ sau Thế chiến II đến nay.

Giới chuyên gia quân sự Nga cho rằng những lời kêu gọi chống Nga có thể dẫn đến những hậu quả khó lường cho Nhật Bản.

Giới chuyên gia quân sự Nga khẳng định rằng các hòn đảo của quần đảo Kuril và cả Sakhalin sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Nga, bất kể Nhật Bản hay có một quốc gia nào khác thể hiện lập trường trong vấn đề này.

"Những tuyên bố cứng rắng về việc mở rộng chủ quyền của Nhật Bản với các hòn đảo của Nga chỉ là sự ngu ngốc. Ngay cả khi Tokyo có cố gắng gây áp lực chính trị hoặc thậm chí là quân sự đối với Nga, thì Nga luôn sẵn sàng trả đũa.

Tuy nhiên, những người đề xướng cho quan điểm thiếu thiện chí này cần phải nhận thức đầy đủ rằng Nhật Bản sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề", một chuyên gia quân sự Nga cảnh báo.

Theo ông Kashiyama: "Chính thái độ của Nga khiến Nhật Bản nhận thấy rằng đã tới lúc quay lại chính sách ban đầu của mình, đó là phải thu hồi toàn bộ vùng lãnh thổ phía Bắc và không loại trừ biện pháp quân sự".

Nhat Ban dang co thu hoi quan dao Kuril tu Nga
Tokyo khó giành lãnh thổ bằng biện pháp quân sự với Nga

Sự tự tin của giới chính trị gia có quan điểm cứng rắn tại Nhật Bản về việc dùng biện pháp mạnh để lấy lại vùng lãnh thổ đang tranh chấp với Nga được cho là xuất phát từ thực tế lực lượng hải quân nước này đã phát triển vượt bậc trong những năm qua.

Hiện nay, Hải quân Nhật Bản thậm chí có thể so sánh với Hải quân Trung Quốc và tỏ ra vượt trội các đối thủ khác tại Đông Bắc Á, vượt cả Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Có lẽ vì vậy mà Tokyo được cho là không cần mềm mỏng với Moscow.

Nhật đang đối phó với Nga hay với Mỹ?

Giới phân tích cho rằng, Nga chưa thể có "cơ hội được đáp trả" hành động cứng rắn của Nhật Bản, bởi ý tưởng của giới chính trị cứng rắn tại Tokyo không thể được hiện thực hóa. Người ngăn chặn điều đó chính là Mỹ.

Việc soạn thảo bản Hiến pháp hòa bình cho đất nước Nhật Bản thời hậu chiến là thể hiện quyết tâm của Mỹ ngăn chặn vĩnh viễn sự sống lại tư tưởng "đại Đông Á", chứ không chỉ ngăn chặn sự trỗi dậy của Nhật Bản.

Việc Mỹ bảo trợ an ninh cho Nhật Bản có thể được xem là chiếc vòng kim cô ngăn không để Tokyo có cơ hội báo thù việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, tạo nên một vết đen trong lịch sử đất nước mặt trời mọc.

Nếu để sống lại tư tưởng "đại Đông Á", để trỗi dậy sức mạnh quân sự của Nhật Bản thì Mỹ - đồng minh chiến lược của Nhật - mới là thực thể gặp nguy hiểm trước tiên, chứ không phải các đối thủ của Mỹ.

Như vậy, để có thể dử dụng biện pháp quân sự thì trước tiên giới chính trị có quan điểm cứng rắn phải làm sao sửa đổi bản Hiến pháp hòa bình và điều chỉnh được Hiệp ước hữu nghị Mỹ-Nhật.

Không những vậy, trước nay, Washington luôn đứng ngoài việc tranh chấp lãnh thổ giữa Moscow và Tokyo, mặc dù đây là hệ quả từ giải pháp thời hậu chiến của Mỹ và Nhật Bản là đồng minh chiến lược của Mỹ.

Washington không yêu cầu Moscow trả lại đảo, Washington cũng không giúp Tokyo giành lại lãnh thổ. Điều này được cho là phục vụ cho chiến lược của Mỹ ở Đông Bắc Á, chứ không chỉ với Nga-Xô hay với Nhật Bản.

Nhat Ban dang co thu hoi quan dao Kuril tu Nga
Bắt tay Moscow để cùng biến rào cản lịch sử thành cây cầu lợi ích là biện pháp khả dĩ nhất với Tokyo

Nếu xuất phát điểm của vấn đề Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía Bắc là lợi ích đổi trao trong ngoại giao nước lớn Xô-Mỹ thì giải quyết tranh chấp giữa Nga và Nhật cũng không thể thoát khỏi vòng xoáy của ngoại giao nước lớn Mỹ-Nga.

Giới phân tích cho rằng, Washington sẽ không dễ dàng để cho Tokyo giải quyết dứt điểm tranh chấp lãnh thổ với Moscow, ngay cả bằng biện pháp hòa bình, chứ nói gì đến biện pháp quân sự.

Vì vậy, giải pháp được cho là khả dĩ nhất trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Liên bang Nga và Nhật Bản liên quan đến 4 hòn đảo của quần đảo Nam Kuril chính là cùng nhau biến rào cản lịch sử thành cây cầu lợi ích.

Điều này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần đề cập trong những cuộc gặp với Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe. Điều đó sẽ đảm bảo cho hai bên đều có lợi mà chưa cần viết lại lịch sử.

Theo Baodatviet


Tags: Nhật Bản, Nga-Nhật, quần đảo Kuril ,
#Nga-Nhật #Nhật Bản #quần đảo Kuril


TIN LIÊN QUAN

Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".

Chính trị,

28/04/2022

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Chính trị,

26/04/2022

Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.

Chính trị,

24/04/2022

Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.

Chính trị,

21/04/2022

Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.

Chính trị,

17/04/2022

Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.

Chính trị,

17/04/2022

Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.

Chính trị,

14/04/2022

Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.

Chính trị,

13/04/2022

Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.

Chính trị,

09/04/2022

Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.

Chính trị,

09/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022