Vietnews.ru
Cộng đồng

Khởi tố vụ án mua bán người sang Liên bang Nga

18/09/2012 (Đọc 9 phút)

Xem thêm:

Ngày 17/9, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự (C45) cho biết, đã khởi tố vụ án hình sự về tội mua bán người đối với vụ việc một số đối tượng trong và ngoài nước câu kết với nhau đưa người lao động sang Liên bang (LB) Nga, sau đó cưỡng ép, bóc lột sức lao động.

Đây là vụ việc rất nghiêm trọng, liên quan đến nước ngoài và nạn nhân là hàng trăm người lao động Việt Nam bị xâm phạm về thân thể và nhân phẩm. Như những người lao động được giải cứu trở về cho biết, họ đã bị đối xử khổ cực chưa từng thấy. 

Từ lá đơn kêu cứu của hơn trăm người lao động tại LB Nga 

Người đầu tiên trở về nước, trở thành nhân chứng sống, đồng thời mang theo lá đơn kêu cứu của gần trăm người lao động tại LB Nga là chị Nguyễn Duy Thanh Nhân, trú tại phường Bùi Tự Toàn, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Ngày 3/5/2012, thông qua Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thanh Hiền do ông Lương Đức Thái làm Giám đốc, chị Nhân đã nộp 12 triệu đồng để được xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nga.
  Khởi tố vụ án mua bán người sang Liên bang Nga
Đón nhận người lao động từ LB Nga trở về. 

Theo hợp đồng lao động ký tại Việt Nam giữa chị Nhân với Công ty Vinastar có địa chỉ tại Matxcova, LB Nga thì chị Nhân sẽ được làm nghề may, mức lương thu nhập trung bình 700 USD/tháng, thời hạn lao động 3 năm. Phía Công ty Vinastar sẽ lo ăn ở và chịu trách nhiệm lo kinh phí, thủ tục để người lao động sang Nga làm việc, người lao động hưởng theo chế độ quy định pháp luật của Việt Nam và pháp luật Nga. 

Thế nhưng, khi lên máy bay, chị Nhân mới biết Visa xuất cảnh sang LB Nga của chị là thăm thân với thời hạn 48 ngày. Sang đến LB Nga, các đối tượng đã thu hộ chiếu và yêu cầu chị Nhân ký lại hợp đồng lao động với nội dung không đúng với hợp đồng đã ký tại Việt Nam. Không ép buộc được chị Nhân ký lại hợp đồng, Công ty Vinastar lại quay sang bắt chị phải hoàn lại số tiền chi phí sang Nga là 2.500 USD và tiền vé máy bay về nước. 

Do tận mắt chứng kiến cảnh người lao động bị bóc lột, đối xử như tù nhân nên chị Nhân quyết liệt yêu cầu Công ty Vinastar phải đưa chị về nước vô điều kiện vì chính công ty không thực hiện đúng hợp đồng đã ký ở Việt Nam. Ngày 23/5, trước sự quyết liệt của chị Nhân và sự bảo vệ chị Nhân của những người lao động khác, Công ty Vinastar đã phải làm thủ tục cho chị Nhân về nước. 

Về đến Việt Nam, điều đầu tiên mà chị Nhân làm là đem đơn kêu cứu của 105 người lao động đang làm việc tại Công ty Vinastar ở LB Nga đến các cơ quan chức năng (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao…) để giải cứu người lao động và gửi lên Bộ Công an tố cáo hành vi của một số tổ chức, cá nhân trong nước đã môi giới, tuyển dụng đưa người sang LB Nga cho Công ty Vinastar bóc lột lao động. Sau khi nhận đơn, từ ngày 11/8 đến nay, cơ quan CSĐT (C45) Bộ Công an đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan chức năng  tại LB Nga tổ chức đưa được 81 người lao động từ LB Nga trở về nước. Ngay sau khi về đến sân bay Nội Bài, các lao động đã đến Cục C45 để tố cáo… 

Cuộc sống khổ cực của người lao động "chui" 

Khi về đến Việt Nam, thậm chí cả những lao động là đàn ông cũng bật khóc khi kể về những ngày tháng bị lao động "khổ sai", đối xử thậm tệ nơi đất khách. Giống như chị Nguyễn Duy Thanh Nhân, tại Việt Nam, tất cả người lao động đều được ký hợp đồng rất "hậu hĩnh" từ Công ty Vinastar, sau đó phải chi trả cho cá nhân hoặc công ty môi giới từ 10 đến 30 triệu đồng để được một suất đi. Thế nhưng, sang đến nơi, họ bị thu hết hộ chiếu, trở thành lao động "chui" bởi đi ra ngoài sẽ bị Cảnh sát Nga bắt giữ ngay vì không có giấy tờ tùy thân. Hàng ngày, người lao động phải làm quần quật trong các xưởng may từ 12 - 18 tiếng đồng hồ trong sự canh chừng chặt chẽ của lực lượng bảo vệ.

Có những hôm mất điện, người lao động muốn ra ngoài đi vệ sinh cũng phải có bảo vệ đi kèm. Ai dám bỏ trốn, bảo vệ bắt lại thì sẽ bị đánh tơi bời. Theo chị Kim Tài, quê ở Khánh Hòa cho biết, tất cả đều bị bệnh da liễu do điều kiện sinh hoạt quá tồi tàn, không có nước tắm rửa, giặt giũ, bởi mỗi tuần, người lao động chỉ được nhận 1 bình khoảng 9 lít nước để sinh hoạt. Mức lương mà Công ty Vinastar bắt người lao động ký lại khi sang LB Nga là 500 USD/tháng, nhưng bị trừ rất nhiều chi phí.

 Theo chị Kim Loan, quê ở Phú Yên cho biết, tiền ăn 1 tháng người lao động bị công ty trừ là 4,5 triệu đồng Việt Nam nhưng chỉ có bữa sáng và bữa tối với toàn thịt gà và rau cải bắp úa vàng. Đói quá, mọi người mua thêm mì tôm thì phải chấp nhận giá 500 ngàn đồng/thùng. Ngoài ra, công ty còn trừ tiền lương của người lao động vào khoản 2.500 USD chi phí đi sang, 1.400 USD tiền đóng khẩu (nhưng sự thực, công ty không hề đóng khẩu cho người lao động, trong một đợt Cơ quan di trú của LB Nga kiểm tra xưởng may của công ty Vinastar đã bắt giữ được 20 người lao động Việt Nam không có hộ chiếu và đăng ký khẩu)…

Rồi còn các khoản phạt do công ty tự đặt ra đối với người lao động nếu vi phạm những quy định quá khắt khe của công ty. Chính vì thế, có người lao động quần quật hàng năm trời mà tiền lương vẫn bị âm, có người hết hợp đồng 3 năm chỉ nhận được vẻn vẹn 700 ngàn đồng….Nếu người lao động nào không chịu nổi, muốn về nước thì phải nộp cho công ty từ 2.500 đến 4.000 USD mới được công ty mua vé máy bay cho về Việt Nam. 

Đã phát hiện các đối tượng môi giới thu lời bất chính 

Đến nay, căn cứ vào lời khai của 81 người lao động từ LB Nga trở về, cơ quan CSĐT đã xác định họ sang làm việc ở các Công ty Vinastar và Garizon Open tại Matxcơva. Từ năm 2010, Công ty Vinastar đã tuyển hơn 100 người lao động từ Việt Nam sang, trong đó chỉ có 45 người có danh sách đăng ký tại Cục Quản lý lao động ngoài nước. Qua điều tra, bước đầu, cơ quan Công an đã xác định được 3 đối tượng, trú tại Việt Nam đã có hành vi đứng ra tuyển dụng và tổ chức cho nhiều người lao động xuất cảnh sang làm việc tại Công ty Vinastar. Đây là các đối tượng dùng bản hợp đồng ký sẵn của Công ty Vinastar để lừa các lao động trong nước có nhu cầu đi XKLĐ và yêu cầu họ phải đóng số tiền đặt cọc từ 10 đến 15 triệu đồng/người.

Tuy nhiên, các trường hợp mà 3 đối tượng này đưa sang LB Nga lao động đều không có thị thực nhập cảnh vào LB Nga diện lao động. Trong danh sách người lao động do doanh nghiệp XKLĐ đưa đi làm việc tại Công ty Vinastar cũng không có tên những người đã được 3 đối tượng này đưa sang làm việc. Trong số lao động trở về, có 10 người lao động được đưa sang làm việc tại Công ty Garizon Open. Công ty này có đến 2 địa chỉ trên cùng một phố tại Matxcova ở LB Nga nhưng không đúng như địa chỉ trong hợp đồng với người lao động. Hiện cơ quan CQĐT cũng đã phát hiện một số đối tượng có hành vi môi giới, tổ chức cho các lao động Việt Nam sang làm việc bất hợp pháp tại Công ty Garizon Open. 

Các đối tượng môi giới đều đã thừa nhận có nhận tiền đặt cọc, gọi là tiền "thu lời bất chính" của người lao động, sau đó tổ chức đưa họ sang lao động bất hợp pháp ở LB Nga. Sau khi đưa người lao động ra nước ngoài, các đối tượng được hưởng lợi đã bỏ mặc người lao động bị cưỡng ép làm việc mà không được nhận lương để nhằm mục đích bóc lột sức lao động, cưỡng đoạt tài sản. Được biết, hiện cơ quan CSĐT đang thu thập tài liệu để xử lý hành vi của các đối tượng này theo đúng quy định của luật pháp. 

Theo lãnh đạo Cục C45, đơn vị đang thụ lý vụ án, người lao động có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài cần cảnh giác với các "bẫy lừa" như kể trên. Các công ty ở nước ngoài thường sử dụng các hợp đồng mẫu, ký sẵn với các nội dung hết sức hấp dẫn để cho các cò mồi căn cứ vào đó để tuyển dụng, lừa lao động. Vì thế, người lao động có nhu cầu XKLĐ tuyệt đối không đi qua môi giới của các cò. Còn các công ty có chức năng XKLĐ phải quan tâm, có trách nhiệm với người lao động đã đi XKLĐ qua công ty mình suốt giai đoạn từ khi họ sang làm việc đến khi chấm dứt hợp đồng. Tuyệt đối tránh tình trạng, thu tiền môi giới rồi "đem con bỏ chợ".

Đề nghị ai còn là bị hại của các công ty trên liên hệ với Phòng 6, Cục C45, số điện thoại: 06944037, email: [email]chongbuonnguoi@gmail.com[/email].

Theo CAND


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Nga, tác động lớn đến đời sống và công việc làm ăn của nhiều người Việt tại đây.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, không chỉ cộng đồng người Việt ở nước này gặp khó khăn, mà ngay cả bà con ta tại Liên bang Nga cũng phải đối mặt với không ít thách thức…

Các lệnh cấm vận của phương Tây liên quan tình hình xung đột Ukraine gây tác động đến nền kinh tế và xã hội nước Nga. Vậy đời sống của du học sinh Việt Nam tại Nga đang bị ảnh hưởng thế nào?

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đơn phương liên tiếp được áp đặt nhằm vào Nga khiến nền kinh tế nước này đối mặt với thử thách chưa từng có. Công việc của bà con người Việt Nam tại đây, đặc biệt tại thành phố Voronezh, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sinh sống tại Nga hơn 30 năm, ông Lê Xuân Khái đánh giá biến động lần này là lớn nhất nhất song ông tin rằng trong khó khăn thì tố chất cần cù, chịu khó, sáng tạo của người Việt cũng được phát huy.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cung cấp một số thông tin cùng các đầu mối liên lạc tại Nga để bà con người Việt tại Ukraine liên hệ nếu sơ tán sang đây.

Trong khuôn khổ các giải thường niên của Hội quần vợt Việt Nam tại LB Nga (ViTAR), Hội quần vợt Việt Nam tại LB Nga phối hợp với Câu lạc bộ tennis Neva và tập đoàn Golden Age của người Việt ở St. Petersburg đã tổ chức giải tennis Mùa thu Vàng ViTAR-NEVA 2021 trong hai ngày 9-10/10 tại thành phố St. Petersburg xinh đẹp.

Tối 20/9 (tức 14/8 âm lịch), cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại khu phố Bratislavsk ở thủ đô của Nga đã tổ chức Đêm hội Trăng rằm vui tươi, đầy ý nghĩa cho những người Việt sống ở đây và khu vực xung quanh đó.

Tại Nga, nhiều người Việt đã trải qua hành trình tự cách ly và phục hồi tại nhà, trong khi một số người phải nhập viện điều trị khi mắc Covid-19.

Đúng ngày kỷ niệm 318 năm sinh nhật thủ đô phương Bắc Saint Petersbrug của nước Nga, ngày 27/5, tại khách sạn Grand Tchaikovsky, tập đoàn Golden Age Group đã tổ chức buổi giới thiệu dự án tòa nhà tổ hợp đa năng Multi Complex Building “6/3”.

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022