Vietnews.ru
Giới thiệu

Lễ hội Maslenitsa: Tuần lễ tiễn mùa đông của Nga

07/03/2016 (Đọc 10 phút)

Xem thêm:

Lễ hội Maslenitsa là lễ hội truyền thống của người dân Nga nhằm tiễn biệt mùa đông lạnh lẽo và chào đón mùa xuân tràn đầy sức sống quay về. Thời điểm tổ chức lễ tiễn mùa đông không được cố định vì nó phụ thuộc thời điểm bắt đầu của kỳ lễ ăn chay. Tuy nhiên, theo truyền thống, nó được tổ chức trong một tuần, bắt đầu từ thứ hai và kết thúc vào ngày chủ nhật. Khoảng thời gian thường là vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3. Năm nay lễ hội sẽ bắt đầu từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 2.

Lễ hội có nguồn gốc từ thời kỳ sản xuất nông nghiệp, vào mùa đông, người nông dân không thể trồng cấy trong giá lạnh và băng tuyết, nên một lễ hội như vậy có phần nào giống với lễ hội cầu mưa ở nhiều nơi trên thế giới.

Tên gọi Maslenitsa (có gốc nghĩa là “bơ”) bắt nguồn từ việc vào tuần lễ cuối cùng trước khi kỳ lễ ăn chay của người Cơ Đốc giáo bắt đầu, mọi người được phép ăn các món từ sữa, cá, cũng như sử dụng bơ và các loại dầu ăn…

Tuần lễ Maslenitsa được chia thành hai phần. Nửa đầu là tiểu lễ Maslenitsa kéo dài từ thứ hai đến thứ tư. Nửa sau là đại lễ Maslenitsa kéo dài từ thứ năm cho tới chủ nhật. Mỗi ngày lễ trong tuần lễ Maslenitsa đều có chủ đề riêng.

Ngày thứ hai: “Gặp gỡ” - ngày này các cô con dâu sẽ về nhà bố mẹ. Buổi chiều, ông bà thông gia sẽ gặp nhau, hai bên hẹn ngày gặp và thời gian cùng đi chơi với họ hàng. Cũng trong ngày này, những ngọn đồi tu‎yết, những cây đu, những điểm vui chơi được dựng lên. Nhà nhà cùng bắt đầu nướng bánh blin (một loại bánh giống như bánh xèo ở ta). Và quan trọng nhất là dựng một hình nộm Maslenitsa lớn từ rơm rạ, quần áo và các vật dụng cũ.

Ngày thứ ba: “Vui chơi” - ngày này cũng được gọi là ngày xem mặt. Nam nữ thanh niên rủ nhau đi lên đồi trượt tuyết, ăn bánh blin từ sáng sớm.

Ngày thứ tư: “Ăn uống” - trong ngày này, chàng rể sẽ đến nhà mẹ vợ ăn bánh blin cùng bạn bè bên nhà vợ. Và có phần nào tương đồng với tập quán “mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ” ở Việt Nam, vào thứ sáu với tên gọi “Buổi tối của mẹ”, mẹ vợ sẽ đến thăm lại nhà con rể và ăn bánh blin do con gái tự tay làm.

Ngày thứ năm: “Chơi bời” - là ngày bắt đầu đại lễ Maslenitsa. Nếu trong ba ngày tiểu lễ, những công việc thường nhật vẫn có thể được làm thì kể từ ngày này đều được tạm dừng. Chỉ còn vui chơi và lễ hội. Mọi người tham gia tất cả trò chơi có thể: từ cưỡi ngựa, đấu vật… cho đến ném tu‎yết, công thành tuyết… Những trò chơi này mang ý nghĩa rũ bỏ mọi phần u ám trong năm trước, cũng như gỡ bỏ mọi mâu thuẫn giữa mọi người.

Ngày thứ bảy: “Chị em chồng tụ họp” - ngày cô con dâu sẽ cùng chồng thăm các chị em gái bên chồng. Tùy xem chị em chồng đã có gia đình hay chưa mà cô dâu có thể rủ theo các bạn gái đã có hoặc chưa có gia đình của mình cùng đi.

Tất nhiên, tâm điểm của tuần lễ vẫn là chủ nhật - ngày “Tiễn mùa đông”. Trong ngày này, mọi người vui chơi, gặp gỡ, chúc mừng nhau ngày lễ và mong tha thứ cho những điều chưa được trong năm. Mọi người sẽ cùng tập trung và nổi lửa đốt cháy hình nộm lớn Maslenitsa, nhằm xua đi cái lạnh của mùa đông. Đón mùa xuân ấm áp quay về.

Lễ hội Maslenitsa ngày nay tuy đã có nhiều biến đổi để phù hợp với cuộc sống và công việc hiện đại, nhưng cái hồn của ngày lễ vẫn không hề thay đổi. Những chiếc bánh blin ngon tuyệt tròn trịa tượng trưng cho mặt trời và nắng mùa xuân ấm áp được làm ở mọi nhà.

Từ những chiếc bánh truyền thống với bơ, phómát, trứng cá, cá muối, thịt gà, lẫn vị smetana (sữa chua) béo ngậy, cho đến những chiếc bánh phết mứt hoa quả hay mật ong ngọt ngào ăn mãi không biết chán. Vẫn đúng là tinh thần “không có bánh blin thì không phải là Maslenitsa”.

Khắp mọi nơi trên toàn nước Nga, ở những quảng trường, những khu dân cư, những khoảng rừng rộng hay cả trong các trường học…, bạn đều có thể gặp cảnh tất cả mọi người nắm tay nhau thành vòng tròn nhảy múa ca hát, chơi những trò chơi dân gian quanh hình nộm đang bốc lửa.

Du khách đến bất kỳ nơi nào vào thời điểm này cũng sẽ bị kéo vào cuộc chơi nhiệt tình không thể cưỡng nổi. Tiếng nhạc accordeon đặc trưng Nga quyến rũ đến lạ kỳ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình nóng người lên nhanh chóng sau vài bước giậm chân hòa mình theo những bước nhảy khéo léo của các chàng mugích xung quanh.

Theo Lễ hội Maslenitsa là lễ hội truyền thống của người dân Nga nhằm tiễn biệt mùa đông lạnh lẽo và chào đón mùa xuân tràn đầy sức sống quay về. Thời điểm tổ chức lễ tiễn mùa đông không được cố định vì nó phụ thuộc thời điểm bắt đầu của kỳ lễ ăn chay. Tuy nhiên, theo truyền thống, nó được tổ chức trong một tuần, bắt đầu từ thứ hai và kết thúc vào ngày chủ nhật. Khoảng thời gian thường là vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3. Năm nay lễ hội sẽ bắt đầu từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 2.

Lễ hội có nguồn gốc từ thời kỳ sản xuất nông nghiệp, vào mùa đông, người nông dân không thể trồng cấy trong giá lạnh và băng tuyết, nên một lễ hội như vậy có phần nào giống với lễ hội cầu mưa ở nhiều nơi trên thế giới.

Tên gọi Maslenitsa (có gốc nghĩa là “bơ”) bắt nguồn từ việc vào tuần lễ cuối cùng trước khi kỳ lễ ăn chay của người Cơ Đốc giáo bắt đầu, mọi người được phép ăn các món từ sữa, cá, cũng như sử dụng bơ và các loại dầu ăn…

Lễ hội Maslenitsa: Tuần lễ tiễn mùa đông của Nga
Những chiếc bánh blin là một phần không thể thiếu trong ngày lễ Maslenitsa

Tuần lễ Maslenitsa được chia thành hai phần. Nửa đầu là tiểu lễ Maslenitsa kéo dài từ thứ hai đến thứ tư. Nửa sau là đại lễ Maslenitsa kéo dài từ thứ năm cho tới chủ nhật. Mỗi ngày lễ trong tuần lễ Maslenitsa đều có chủ đề riêng.

Ngày thứ hai: “Gặp gỡ” - ngày này các cô con dâu sẽ về nhà bố mẹ. Buổi chiều, ông bà thông gia sẽ gặp nhau, hai bên hẹn ngày gặp và thời gian cùng đi chơi với họ hàng. Cũng trong ngày này, những ngọn đồi tu‎yết, những cây đu, những điểm vui chơi được dựng lên. Nhà nhà cùng bắt đầu nướng bánh blin (một loại bánh giống như bánh xèo ở ta). Và quan trọng nhất là dựng một hình nộm Maslenitsa lớn từ rơm rạ, quần áo và các vật dụng cũ.

Ngày thứ ba: “Vui chơi” - ngày này cũng được gọi là ngày xem mặt. Nam nữ thanh niên rủ nhau đi lên đồi trượt tuyết, ăn bánh blin từ sáng sớm.

Ngày thứ tư: “Ăn uống” - trong ngày này, chàng rể sẽ đến nhà mẹ vợ ăn bánh blin cùng bạn bè bên nhà vợ. Và có phần nào tương đồng với tập quán “mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ” ở Việt Nam, vào thứ sáu với tên gọi “Buổi tối của mẹ”, mẹ vợ sẽ đến thăm lại nhà con rể và ăn bánh blin do con gái tự tay làm.

Ngày thứ năm: “Chơi bời” - là ngày bắt đầu đại lễ Maslenitsa. Nếu trong ba ngày tiểu lễ, những công việc thường nhật vẫn có thể được làm thì kể từ ngày này đều được tạm dừng. Chỉ còn vui chơi và lễ hội. Mọi người tham gia tất cả trò chơi có thể: từ cưỡi ngựa, đấu vật… cho đến ném tu‎yết, công thành tuyết… Những trò chơi này mang ý nghĩa rũ bỏ mọi phần u ám trong năm trước, cũng như gỡ bỏ mọi mâu thuẫn giữa mọi người.

Ngày thứ bảy: “Chị em chồng tụ họp” - ngày cô con dâu sẽ cùng chồng thăm các chị em gái bên chồng. Tùy xem chị em chồng đã có gia đình hay chưa mà cô dâu có thể rủ theo các bạn gái đã có hoặc chưa có gia đình của mình cùng đi.

Tất nhiên, tâm điểm của tuần lễ vẫn là chủ nhật - ngày “Tiễn mùa đông”. Trong ngày này, mọi người vui chơi, gặp gỡ, chúc mừng nhau ngày lễ và mong tha thứ cho những điều chưa được trong năm. Mọi người sẽ cùng tập trung và nổi lửa đốt cháy hình nộm lớn Maslenitsa, nhằm xua đi cái lạnh của mùa đông. Đón mùa xuân ấm áp quay về.

Lễ hội Maslenitsa ngày nay tuy đã có nhiều biến đổi để phù hợp với cuộc sống và công việc hiện đại, nhưng cái hồn của ngày lễ vẫn không hề thay đổi. Những chiếc bánh blin ngon tuyệt tròn trịa tượng trưng cho mặt trời và nắng mùa xuân ấm áp được làm ở mọi nhà.

Từ những chiếc bánh truyền thống với bơ, phómát, trứng cá, cá muối, thịt gà, lẫn vị smetana (sữa chua) béo ngậy, cho đến những chiếc bánh phết mứt hoa quả hay mật ong ngọt ngào ăn mãi không biết chán. Vẫn đúng là tinh thần “không có bánh blin thì không phải là Maslenitsa”.

Khắp mọi nơi trên toàn nước Nga, ở những quảng trường, những khu dân cư, những khoảng rừng rộng hay cả trong các trường học…, bạn đều có thể gặp cảnh tất cả mọi người nắm tay nhau thành vòng tròn nhảy múa ca hát, chơi những trò chơi dân gian quanh hình nộm đang bốc lửa.

Du khách đến bất kỳ nơi nào vào thời điểm này cũng sẽ bị kéo vào cuộc chơi nhiệt tình không thể cưỡng nổi. Tiếng nhạc accordeon đặc trưng Nga quyến rũ đến lạ kỳ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình nóng người lên nhanh chóng sau vài bước giậm chân hòa mình theo những bước nhảy khéo léo của các chàng mugích xung quanh.


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Là một trong những địa chỉ không thể bỏ qua ở thủ đô phương Bắc St. Petersburg của nước Nga, Bảo tàng Quốc gia Nga là nơi trưng bày kho tàng đồ sộ những tác phẩm nghệ thuật danh tiếng nhất của các nghệ sĩ Nga.

Thành phố yên bình và nên thơ nằm dọc sông Đông còn có nhiều tên gọi khác như “thủ đô phương Nam” của nước Nga, “Cánh cổng Kavkaz” và “Thủ đô sông Đông."

Giới hạn giờ chó sủa, lượng tiêu thụ thực phẩm khổng lồ là một trong những điều thú vị tại thủ đô nước Nga.

Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chết người nhưng mỏ muối ảo giác bỏ hoang ở Yekaterinburg, Nga vẫn thu hút nhiều người khám phá bởi vẻ đẹp kỳ ảo của nó.

Yakutia, hay Cộng hòa Sakha, Nga, được coi là một trong những nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Cung điện Mùa Đông ở thành phố St. Petersburg được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất và là niềm tự hào của người dân Nga.

Du khách tới đây từng rất bất ngờ trước cảnh tượng rất nhiều cô gái mặc trang phục váy cưới vui chơi trên đường phố.

Lada Niva Travel 2021 có thiết kế đơn giản đặc trưng của Nga, phục vụ chủ yếu cho việc đi địa hình, có cả "ống thở" trên nóc xe cùng các chi tiết mang phong cách vuông vức, bụi bặm.

Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố Omsk có logo, bản đồ và đồng xu để đi tàu riêng. Tuy nhiên, hành khách chẳng thể đi đâu được, do cả hệ thống vẻn vẹn chỉ có một nhà ga duy nhất. Vậy người dân ở đây sử dụng nhà ga này như thế nào?

Bảo tàng Kalashnikov là địa danh nổi tiếng tại thành phố Izhevsk– thủ phủ Cộng hòa Udmurtia, LB Nga. Nơi đây lưu giữ và trưng bày tất cả các loại vũ khí được sản xuất tại Nhà máy chế tạo vũ khí Izhevsk ra đời năm 1807 và đã hơn 200 tuổi, gắn với nhiều tên tuổi, nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Nga.

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022