Vietnews.ru
Giới thiệu

Nước Nga, ký sự trong lòng đất...

15/02/2016 (Đọc 8 phút)

Xem thêm:

Nước Nga, ký sự trong lòng đất...

Chúng tôi đi dọc từ thủ đô, dọc St.Petersburg rồi Kratsnoda, lại vươn từ Vịnh Phần Lan ra đến Biển Đen Sochi, cuối cùng mới vòng về khám phá công trình kỳ vĩ gồm vô số các “lâu đài”, các “bảo tàng” lộng lẫy dưới lòng đất.

Câu hỏi lớn cho những người khổng lồ đến từ hơn 80 năm trước

Từ hơn 80 năm trước, tầm nhìn nào, sự lãng mạn nào, sức mạnh kỹ thuật và tài chính nào đã khiến người Nga quyết định xây dựng những kỳ quan ngoài sức tưởng tượng ngần ấy? Có lẽ, mới là điều đáng khâm phục nhất - bên cạnh sự tiện nghi, hiện đại, “khép kín” của hơn 325,4km (gồm với 194 nhà ga) của các tuyến metro kỷ lục thế giới này. Tuy nhiên, chúng tôi đã reo vui và thán phục khi tới ga tàu điện ngầm Moskva danh bất hư truyền từ chi tiết này: lúc về, thay vì vài tiếng đứng chôn bánh xe trên xa lộ, chỉ cần xuống ga tàu điện ngầm, nó lao vèo vèo hai phút đã về đến khu vực có quán Vietland (chúng tôi dịch vui là căn cứ địa của người Việt) với các món mà các bản sắc Bắc kỳ của nó còn hơn cả ở Hà Nội.

Có một sự thật là, nếu tính theo số người sử dụng và theo các tổng kết của giới chuyên môn, thì tuyến đường ngầm Moskva Metro chỉ là tuyến đường sắt đô thị lớn thứ 4 trên thế giới. Tuy nhiên, tàu điện ngầm của Moskva lại giữ nhiều kỷ lục vinh dự tự hào hơn nhiều: nó là tuyến metro rộng lớn nhất, đẹp nhất thế giới, với các “cung điện/viện bảo tàng” thật sự dưới lòng đất sâu.

Người Nga, suốt ngót một thế kỷ qua, có lẽ tiếp nối sự cầu kỳ khổng lồ từ việc xây kinh thành St.Petersburg như một Venice của phương Bắc, với hệ thống các di sản thế giới dày đặc, nối tiếp nhau; từ việc “vẽ” Bức Tranh Tròn mô tả cuộc chiến chống đội quân xâm lược của Napoleon với mấy nghìn nhân vật, ngửi được cả khói lửa, trưng bày cả hiện vật làm không gian ba chiều cho “tranh”, khách tham quan đi bộ vòng quanh tranh đã mỏi chân chóng mặt..., người Nga đã tiếp tục lập kỳ tích khi “trang trí” các tuyến metro sang trọng, tiện nghi và quá sức kiều diễm cho mình. Ăn chơi đến thế là cùng.

Cả thế giới trân trọng mệnh danh các tuyến đường, đặc biệt là các nhà ga ngầm, nó được trang trí, xây dựng, đặt tượng, vẽ tranh, mạ vàng, khảm đá quý, cứ đẹp như “Cung điện ngầm dưới lòng đất”, hay “Những ga tàu điện ngầm đẹp như khách sạn 5 sao”. Ngay bản thân Chính phủ Nga, họ cũng đã trân trọng ghi nhận 44 bến tàu điện ngầm dưới lòng đất là “Thắng cảnh kiến trúc, biểu tượng nghệ thuật”.
Những viện bảo tàng, những biểu tượng nghệ thuật dưới lòng đất

Có thể vì quá tự hào với các tác phẩm nghệ thuật kiêm hệ thống giao thông công cộng hơn 80 năm tuổi của mình, có lẽ du khách đến Nga cũng quá ngưỡng mộ Moskva Metro, cho nên ngày càng có nhiều thêm các chi tiết thú vị quanh câu chuyện “giao thông đô thị” dưới 80m sâu này. Ví dụ, mỗi tuyến đường trong tổng số hơn 300km ngầm kia đều được sơn một màu, biểu thị bằng một con số hoặc gọi bằng một cái tên rất ý nghĩa.

Khi đi trên tàu, sắp vào một ga nào đó, mà thấy giọng nam thông báo thì nghĩa là bạn đang đi vào trung tâm thành phố, ngược lại, nếu là giọng nữ dịu dàng vang lên, thì tức là tàu đang đi ra. Còn việc tại sao nam giới lại “đi vào” phía “trung tâm” thì người Nga không giải thích. Nhiều ga metro dưới thẳm sâu lòng đất, được thiết kế với mái vòm và các bức tranh nghệ thuật cổ kính, như trong lòng một nhà thờ, như một viện bảo tàng nghệ thuật đích thực.
Tôi đã nghĩ mình lạc vào Bảo tàng Louvre của Pháp hay bảo tàng Vatican của Rome (Italia) với các bức vẽ trên trần nhà của Leonard Da Vinci hay Machelangelo. Từng trụ cột, từng vòm cửa nhỏ nhất đến cả các đại sảnh như trong lâu đài của bá tước nào đó, chúng đều được thiết kế công phu, tỉ mỉ, có giá trị nghệ thuật cao. Nó vượt ra ngoài công năng của một nhà ga, một chỗ đào rãnh đào hang cho tàu điện lao đi, nó không chỉ là cột đá, cột bê-tông để cho 325km đường ngầm khỏi sập. Nó là nghệ thuật đích thực. Cả thế giới bầu chọn tôn vinh nó là “cung điện trong lòng đất” từ nhiều thập niên qua, chứ không phải cảm xúc của riêng chúng tôi.

Lại nói về vẻ đẹp có một không hai trên thế giới của tàu điện ngầm Moskva. Ví như, đến nhà ga nổi tiếng Komsommolskaya. Ga Mayakoskaya, được đưa vào hoạt động từ năm 1938, vậy là đã 79 mùa xuân trôi qua rồi, nhưng bây giờ đến tham quan, người ta vẫn thấy nó hiện đại hơn cả sự hiện đại.

Còn ga Novoslobodskaya lại được lịch sử nhắc đến nhiều, với tư cách là một trong những nhà ga hoạt động từ năm 1952, với sự trang trí của kiến trúc sư nổi tiếng Alexey Dushkin. Ông đã dùng 32 tấm kính màu với hoa văn sặc sỡ rồi chiếu vô số ngọn đèn từ bên trong, khiến cho không gian ngập tràn ánh sáng ngũ sắc mà không lòe loẹt hay thị dân tí nào cả. Nó làm người ta nhớ đến những cửa sổ, ô kính màu mà các nhà thờ Thiên Chúa Giáo hơn là một công trình giao thông.

Ga Taganskaya lại được thiết kế cầu kỳ, với gam màu xanh ngọc chủ đạo, trông đắt đỏ quý phái như một bức tranh tường cổ của vương triều nào đó. Ga Novolobodskaya với các bức tranh tường ăm ắp các mảng màu, như cầu vòng, với các hệ thống đèn “đi trước thời đại” mà mỗi chùm to bằng cái nong. Nhà ga mở của muộn nhất của Moskva Metro là vào tháng 5.2003: ga Park Pobedy giữ kỷ lục về độ sâu, nó nằm dưới mặt đất Moskva những 85m, với các bức tranh tường khổng lồ diễn tả sự quật cường và niềm tự hào dân tộc của người Nga trong cuộc chiến chống Phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Tìm sự bình yên và ánh sáng
Hiện nay, hệ thống tàu điện ngầm này được lên kế hoạch xây thêm khoảng 120 km với kiến trúc hiện đại và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020. Khi đó, tổng chiều dài của Moscow Metro sẽ lên tới khoảng 450 km với hơn 250 nhà ga. Lúc đó, có lẽ các tai nạn đáng tiếc sẽ được giảm thiểu và đặc biệt, sự ùn tắc sẽ không còn là ám ảnh nữa.

Tôi cứ nghĩ, người Việt Nam dễ dàng bước lên chiếc Boeing bay với tốc độ 1.000km/h, ở độ cao 10.000m, nhiệt độ bên ngoài âm 50 độ C. Nhưng nơi sâu nhất dưới lòng đất mà người ta đang làm việc trên đất Việt Nam này chỉ là chưa đầy 300m sâu ở khu vực mỏ than Hà Lầm dưới Quảng Ninh. Và chưa bao giờ người ta thấy trên bầu trời mênh mông hoặc dưới lòng đất, dưới bụng biển hun hút tối thui kia là an toàn cả.

Vậy nên, nhiều người, sau các chuyến bay dài, sau hành trình vượt biển hay khám phá các địa đạo sâu, họ thường hoan hỉ trở về mặt đất và muốn ôm hôn đất mẹ bình an. Còn tôi thì khác, ở trên các đám tắc đường bát nháo của Moskva, sau khi đi bộ phăm phăm, mua vé và trượt êm 80m cầu thang cuốn xuống đến mét thứ 80 hoặc 85 của lòng đất thủ đô Nga, tôi lại thấy bình an, thấy muốn ôm eo quả đất, nói rằng: metro bình an đây rồi. Sự thật, nó an toàn, hiện đại, nhanh chóng và đẹp đẽ gấp trăm lần trên mặt đất.
Để rồi, dọc hành trình bay 10 tiếng từ Nga trở về quê hương yêu dấu của mình, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Việt Nam hiện vẫn đang đào bới và liên tục chậm tiến độ để thiết kế tuyến metro đầu tiên từ Bến Thành đi Suối Tiên, thử hỏi, 100 năm nữa, chúng ta có được một Viet Nam Metro với hơn 300km và gần 200 nhà ga của Moskva bây giờ không nhỉ? Tôi hỏi thử người ngồi bên, cô tiếp viên xinh đẹp lặng lẽ thở dài: “100 năm nữa? Lúc ấy, anh em mình chắc chắn... không còn sống. Nhưng em phục họ quá, từ 90 năm trước họ đã xây dựng một kỳ quan cho nhân loại như thế”.

Theo http://laodong.com.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Là một trong những địa chỉ không thể bỏ qua ở thủ đô phương Bắc St. Petersburg của nước Nga, Bảo tàng Quốc gia Nga là nơi trưng bày kho tàng đồ sộ những tác phẩm nghệ thuật danh tiếng nhất của các nghệ sĩ Nga.

Thành phố yên bình và nên thơ nằm dọc sông Đông còn có nhiều tên gọi khác như “thủ đô phương Nam” của nước Nga, “Cánh cổng Kavkaz” và “Thủ đô sông Đông."

Giới hạn giờ chó sủa, lượng tiêu thụ thực phẩm khổng lồ là một trong những điều thú vị tại thủ đô nước Nga.

Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chết người nhưng mỏ muối ảo giác bỏ hoang ở Yekaterinburg, Nga vẫn thu hút nhiều người khám phá bởi vẻ đẹp kỳ ảo của nó.

Yakutia, hay Cộng hòa Sakha, Nga, được coi là một trong những nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Cung điện Mùa Đông ở thành phố St. Petersburg được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất và là niềm tự hào của người dân Nga.

Du khách tới đây từng rất bất ngờ trước cảnh tượng rất nhiều cô gái mặc trang phục váy cưới vui chơi trên đường phố.

Lada Niva Travel 2021 có thiết kế đơn giản đặc trưng của Nga, phục vụ chủ yếu cho việc đi địa hình, có cả "ống thở" trên nóc xe cùng các chi tiết mang phong cách vuông vức, bụi bặm.

Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố Omsk có logo, bản đồ và đồng xu để đi tàu riêng. Tuy nhiên, hành khách chẳng thể đi đâu được, do cả hệ thống vẻn vẹn chỉ có một nhà ga duy nhất. Vậy người dân ở đây sử dụng nhà ga này như thế nào?

Bảo tàng Kalashnikov là địa danh nổi tiếng tại thành phố Izhevsk– thủ phủ Cộng hòa Udmurtia, LB Nga. Nơi đây lưu giữ và trưng bày tất cả các loại vũ khí được sản xuất tại Nhà máy chế tạo vũ khí Izhevsk ra đời năm 1807 và đã hơn 200 tuổi, gắn với nhiều tên tuổi, nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Nga.

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022