Súng thần công Vua - biểu tượng của nước Nga bất khả chiến bại (Video)
Trong chuyến du hành trên làn sóng điện, hôm nay ta sẽ trở lại thăm điện Kremlin Matxcơva, và chúng tôi xin giới thiệu một di tích nổi bật: Súng thần công Vua.
Khẩu pháo khổng lồ này nằm gần Chuông Vua mà chúng tôi đã giới thiệu với thính giả trong chương trình mới đây. Ở Nga từng có hai khẩu thần công Vua. Khẩu đại bác đầu tiên được đúc năm 1488, nhưng bây giờ không còn tồn tại nữa. Thần công Vua thứ hai xuất hiện sau đó gần trăm năm. Súng được đúc theo Sắc chỉ của Sa hoàng Feodor Ivanovich năm 1586. Chiều dài khẩu pháo Vua là hơn 5 mét, trọng lượng 39 tấn, đường kính nòng súng — 1,2 mét. Một người lớn có thể nằm thoải mái, còn một em bé có thể đứng thẳng lọt gọn trong nòng súng.
Việc đúc khẩu thần công to lớn đến như vậy đã là một sự kiện đáng ngạc nhiên, đến mức có thông báo ghi trong thư tịch biên niên sử cổ, rằng "Theo lệnh Sa hoàng và Đại quận công Feodor Ivanovich…đúc một khẩu pháo lớn mà ở xứ Nga và những miền đất khác chưa bao giờ có, còn đặt tên cho khẩu pháo ấy là Vua".
Nòng súng đồng thau được trang trí những đường gờ đúc, hình người, dàn nhạc, bốn dải hoa văn tròn như những chiếc đai quấn quanh, hàng chữ lưu niệm và chân dung Sa hoàng Fedor Ivanovich trên lưng chiến mã. Trên nòng súng từ mỗi bên đều có bốn khung kẹp sắt lớn chìa ra để cố định cáp khi cần di chuyển súng.
Với ý tưởng ban đầu là để phòng thủ điện Kremlin, khẩu thần công Vua được đặt trên dàn đặc biệt bằng gỗ súc tròn gần Quảng trường Đỏ. Để di chuyển nó, người ta chằng dây chão vào 8 khung kẹp trên nòng súng, gióng cương 200 con ngựa lực lưỡng để kéo nhích từng chút chiếc nòng súng vĩ đại nằm trên những con lăn tròn nhẵn. Tất nhiên là khẩu đại bác cồng kềnh như vậy không từng tham gia vào các hoạt động chiến sự.
Trong thời gian cuộc chiến tranh năm 1812 chống quân đội Pháp, khi tướng sĩ Napoleon rút lui khỏi thành Matxcơva, khẩu thần công Vua đã bị tổn hại một chút, giá súng bằng gỗ bị cháy sém. Khi tiến hành sửa chữa phục hồi năm 1835, người ta đã đúc một dàn đỡ bằng gang bề thế có tô điểm hoa văn dành cho khẩu thần công, lại đúc cả những viên đạn tròn để trang trí. Trọng lượng của mỗi "hòn bi" như vậy là gần 2 tấn.
Dễ hiểu là không thể bắn pháo từ giá đỡ này, lại càng không có sức đâu để nạp những "quả đạn" nặng vào ổ — bởi nếu thể hẳn là khẩu thần công sẽ vỡ tan. Không bảo lưu tài liệu nào nói về vụ thử pháo hay là dùng thần công Vua trong điều kiện chiến trận. Đa số các sử gia và chuyên viên quân sự cho rằng, súng thần công Vua đã được thiết kế để bắn đạn chì, mà hồi thế kỷ 16-17 gồm những viên đá nhỏ.
Bí mật của khẩu súng Vua đã chỉ được phát hiện vào năm 1980, khi người ta dỡ nó khỏi bệ và chuyển đến xưởng Serpukhov ngoại ô Matxcơva để sửa chữa và đại tu. Sau khi nghiên cứu kỹ trên thực tế cũng như nhiều nguồn sử liệu, các chuyên viên đã đưa ra kết luận hết sức bất ngờ. Hóa ra, nói cho đúng thì khẩu thần công Vua không chỉ là một khẩu súng! Nét đặc sắc nổi bật của khẩu đại pháo là bố cục. Nó có dạng của một hình nón và đáy phẳng. Hóa ra, đó là mô hình cực đại của một cỗ lựu pháo kinh điển! Ngoài ra, các chuyên gia khẳng định chính xác rằng thần công Vua đã từng có lần khai hỏa. Sự kiện bắn súng thần công gắn với câu chuyện thú vị. Kể rằng, vào đầu thế kỷ 17, trong thời Loạn lạc, khi kẻ mạo xưng Ngụy Dmitry I tiếm quyền, sự phẫn nộ của người dân xứ Nga đã lên đến đỉnh điểm. Kẻ dối trá mạo xưng bị dân giết chết, thi thể bị đốt cháy, tro cốt lấy đem nạp vào làm đạn súng thần công và tiến hành bắn — đó cũng là lần gầm vang đầu tiên và duy nhất của cỗ súng Vua trong lịch sử.
Khẩu đại pháo đáng kinh ngạc của nước Nga đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness như là cỗ đại bác lớn nhất từng được con người tạo ra trên thế giới. Thời nào đó, khẩu súng đúc lớn nhất (về kích thước và trọng lượng) là "Dora" của Đức với cỡ nòng 800 mm và trọng lượng 1350 tấn. Nhưng thần công Vua hiện là khẩu pháo lớn nhất trong lịch sử về cỡ nòng.
Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Là một trong những địa chỉ không thể bỏ qua ở thủ đô phương Bắc St. Petersburg của nước Nga, Bảo tàng Quốc gia Nga là nơi trưng bày kho tàng đồ sộ những tác phẩm nghệ thuật danh tiếng nhất của các nghệ sĩ Nga.
13/07/2022
Thành phố yên bình và nên thơ nằm dọc sông Đông còn có nhiều tên gọi khác như “thủ đô phương Nam” của nước Nga, “Cánh cổng Kavkaz” và “Thủ đô sông Đông."
03/05/2022
Giới hạn giờ chó sủa, lượng tiêu thụ thực phẩm khổng lồ là một trong những điều thú vị tại thủ đô nước Nga.
03/05/2022
Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chết người nhưng mỏ muối ảo giác bỏ hoang ở Yekaterinburg, Nga vẫn thu hút nhiều người khám phá bởi vẻ đẹp kỳ ảo của nó.
02/04/2022
Yakutia, hay Cộng hòa Sakha, Nga, được coi là một trong những nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất trên thế giới.
14/03/2022
Cung điện Mùa Đông ở thành phố St. Petersburg được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất và là niềm tự hào của người dân Nga.
10/03/2022
Du khách tới đây từng rất bất ngờ trước cảnh tượng rất nhiều cô gái mặc trang phục váy cưới vui chơi trên đường phố.
09/03/2022
Lada Niva Travel 2021 có thiết kế đơn giản đặc trưng của Nga, phục vụ chủ yếu cho việc đi địa hình, có cả "ống thở" trên nóc xe cùng các chi tiết mang phong cách vuông vức, bụi bặm.
05/10/2021
Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố Omsk có logo, bản đồ và đồng xu để đi tàu riêng. Tuy nhiên, hành khách chẳng thể đi đâu được, do cả hệ thống vẻn vẹn chỉ có một nhà ga duy nhất. Vậy người dân ở đây sử dụng nhà ga này như thế nào?
12/07/2021
Bảo tàng Kalashnikov là địa danh nổi tiếng tại thành phố Izhevsk– thủ phủ Cộng hòa Udmurtia, LB Nga. Nơi đây lưu giữ và trưng bày tất cả các loại vũ khí được sản xuất tại Nhà máy chế tạo vũ khí Izhevsk ra đời năm 1807 và đã hơn 200 tuổi, gắn với nhiều tên tuổi, nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Nga.
08/03/2021