Thụy Sĩ và Singapore cấm vận tài chính Nga, hạn chế giao dịch tiền mã hóa
Hai quốc gia nổi tiếng trung lập và là nơi “đóng đô” của nhiều dự án crypto lớn là Thụy Sĩ và Singapore đồng loạt thông báo các biện pháp cấm vận nhằm vào Nga.
Thụy Sĩ cân nhắc phong tỏa tài sản crypto của công dân Nga
Theo Financial Times, chính phủ Thụy Sĩ đang lên kế hoạch đóng băng các tài sản tiền mã hóa được nắm giữ bởi công dân và doanh nghiệp Nga đang sinh sống và hoạt động tại quốc gia này.
Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ Guy Parmelin cho biết trong tuần qua, giới chức Thụy Sĩ đã đóng băng tài khoản ngân hàng và tịch thu tài sản của 223 cá nhân Nga, bao gồm nhiều nhân vật thân tín của Tổng thống Putin. Đây là biện pháp hưởng ứng của Bern trước những làn sóng cấm vận được Hoa Kỳ và các nước thuộc EU áp đặt lên Nga kể từ khi nước này tấn công Ukraine – một động thái vô cùng bất ngờ vì Thụy Sĩ từ trước đến giờ vẫn nổi tiếng là giữ thái độ trung lập.
Tuy nhiên, Thụy Sĩ đang muốn có những hành động quyết liệt hơn khi cân nhắc mở rộng lệnh trừng phạt sang cả lĩnh vực tiền mã hóa. Một quan chức tài chính cấp cao tiết lộ cho Financial Times là việc đóng băng tài sản crypto của công dân/doanh nghiệp Nga là cần thiết nhằm bảo vệ sự minh bạch cho lĩnh vực tiền mã hóa của Thụy Sĩ.
Theo thống kê của CV VC, một quỹ đầu tư crypto của Thụy Sĩ, tính đến tháng 12/2021, nước này và quốc gia láng giềng là Liechtenstein đang ghi nhận đến 1.128 công ty blockchain và tiền mã hóa đăng ký hoạt động. Nhiều cái tên nổi tiếng như Ethereum, Solana, Cardano, NEAR, Tezos, Aave, Curve,… đều đăng ký pháp nhân tại Thụy Sĩ.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã bày tỏ sự quan ngại về việc Nga có thể sử dụng tiền mã hóa để vô hiệu các biện pháp trừng phạt, tương tự như quan điểm của chính quyền Mỹ.
Singapore cũng tham gia cấm vận Nga
Tương tự, trung tâm tài chính và tiền mã hóa của khu vực Đông Nam Á là Singapore vào ngày 05/03 thông báo cũng sẽ áp đặt cấm vận tài chính lên Nga, từ bỏ lập trường không can thiệp vào xung đột quốc tế của đảo quốc này, Bloomberg đưa tin.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu đến Nga mà có thể dùng đẻ sản xuất vũ khí, hạn chế khả năng giao thương quốc tế của một số ngân hàng lớn của Nga và giới hạn những phương thức giao dịch tiền mã hóa mà có thể bị Nga lợi dụng để lách lệnh cấm vận.
Giới chức Singapore bình luận hành động tấn công vô cớ của Nga nhằm vào Ukraine có thể tạo nên những tiền lệ nguy hiểm, buộc họ phải có hành động cụ thể để thể hiện sự phản đối.
Singapore qua đó trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên áp đặt lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga. Trong cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào hôm 03/03, Singapore đã cùng 7 quốc gia khác của khối ASEAN bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Nga chấm dứt hành động quân sự tại Ukraine. Riêng Việt Nam và Lào thì bỏ phiếu trắng.
Đảo quốc sư tử cũng là địa điểm được nhiều dự án tiền mã hóa có khởi nguồn từ châu Á đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Các nền tảng crypto chia rẽ trước lệnh cấm vận Nga
Mặc cho Ukraine yêu cầu chặn người dùng Nga, cũng như chính quyền một số quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ và EU lên tiếng cảnh báo về nguy cơ crypto có thể bị Nga sử dụng để né cấm vận, nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa lớn như Coinbase, Binance, Kraken đều đã lên tiếng khẳng định rằng sẽ không chủ động làm vậy vì điều đó đi ngược lại triết lý tự do tài chính của tiền mã hóa.
Tuy nhiên, lãnh đạo của những sàn trên đều thừa nhận vì là một chủ thể kinh doanh đăng ký hoạt động tại các quốc gia tương ứng, họ sẽ bị buộc phải tuân theo yêu cầu chặn người dùng Nga nếu được pháp luật đòi hỏi.
Song, như đã được Coin68 đưa tin, một số nền tảng lớn của Ethereum như OpenSea, bộ đôi Infura/MetaMask và mới nhất là đơn vị phát hành stablecoin USDC Circle đã bắt đầu chặn người dùng tiền mã hóa từ các quốc gia bị cấm vận như Iran, vùng ly khai ở miền đông Ukraine và cả người dùng Nga để đảm bảo tuân thủ quy định trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Theo Coin68
TIN LIÊN QUAN
Ngân hàng Trung ương Nga đồng ý thảo luận về việc sử dụng tài sản kỹ thuật số cho thanh toán quốc tế, nhưng phản đối việc sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán trong nước. Điều này đã được người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina tuyên bố trong một cuộc họp báo.
16/09/2022
Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế số 1 về chỉ số tiếp nhận tiền mã hóa trên quy mô toàn cầu, theo báo cáo mới nhất của năm 2022 từ Chainalysis.
16/09/2022
Nga được cho đang thảo luận với một số quốc gia đồng minh về việc tung ra các nền tảng thanh toán xuyên biên giới được thực hiện bằng stablecoin.
07/09/2022
Samsung Securities là một trong nhiều đối thủ tài chính nặng ký đang đàm phán với chính phủ cho kế hoạch làm sàn giao dịch crypto.
23/08/2022
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch áp thuế lên đến 50% đối với hoạt động airdrop, theo Bộ Kinh tế và Tài chính.
23/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã bắt đầu thử nghiệm CBDC và dự kiến sẽ triển khai chính thức vào năm bầu cử tổng thống 2024.
Nhà cung cấp Domainer đã bán tên miền NFTs.com với giá 15 triệu đô la. Nhà môi giới GoDaddy và công ty thanh toán Escrow.com đã tham gia vào thương vụ này. Chủ sở hữu mới của địa chỉ này muốn được giấu tên, nhưng theo Domainer, người này đang tham gia vào một số dự án Web3.
05/08/2022
Jeff Garzik, một nhà phát triển chính của hệ điều hành Linux và dự án Bitcoin Core, đã công bố sự ra mắt của NextCypher Productions vào ngày 02/08.
04/08/2022
Số 14.000 Bitcoin trị giá hơn 300 triệu USD do các thợ đào nắm giữ đã bị bán ra chỉ trong một ngày, mức cao nhất kể từ tháng 1/2021.
20/07/2022
Dubai, một trong bảy Tiểu vương quốc UAE, khởi động Chiến lược Metaverse nhằm thúc đẩy tham vọng tạo ra 40.000 việc làm ảo đến năm 2030.
19/07/2022