Bất chấp mâu thuẫn giữa EU và Nga về vụ Navalny, Đức vững lập trường bảo vệ dự án Dòng chảy phương Bắc 2
Chính phủ Đức không thay đổi lập trường cơ bản đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đưa khí đốt từ Nga tới Đức.
Tại cuộc họp báo ngày 1/2, phó phát ngôn viên chính phủ Đức Marina Fietz nhấn mạnh, bà không nhận được thông tin cập nhật về dự án trên và cho đến nay, chính phủ vẫn không thay đổi lập trường cơ bản đối với dự án đường ống này.
Phát biểu của bà Fietz được đưa ra ngay sau khi Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clément Beaune kêu gọi đình chỉ dự án để đáp trả hành động của chính quyền Nga mà phương Tây cho là cứng rắn với phe đối lập do ông Navalny đứng đầu.
Theo ông Beaune, Paris rất quan ngại về dự án trong bối cảnh hiện nay, nhấn mạnh rằng từ lâu giới chức Pháp đánh giá đây là vấn đề "địa chính trị".
Theo báo chí Đức, Pháp không mặn mà lắm với dự án khí đốt trên, do nước này chỉ sử dụng một nửa lượng khí đốt tự nhiên so với Đức, trong khi hơn 70% lượng điện của Pháp được tạo ra từ các nhà máy điện hạt nhân.
Dự án Dòng chảy phương Bắc ban đầu dự kiến sẽ được đưa vào vận hành đầu năm 2020, được cho là sẽ tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt của Nga so với Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), hoạt động từ năm 2012 và đảm bảo nguồn cung cấp cho các nước Tây Âu thông qua biển Baltic.
Dự án này dự kiến xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất 55 tỷ m³ khí đốt mỗi năm từ bờ biển Nga đi qua Biển Baltic đến Đức.
Đến nay, 94% dự án đã được hoàn thành và chỉ còn một đoạn đường ống dài khoảng 120 km ở vùng biển sâu ngoài khơi Đan Mạch và khoảng 28 km trong vùng biển của Đức.
Tuy nhiên, việc lắp đặt các tuyến đường ống trên đã bị ngưng trệ do Mỹ, quốc gia đang thúc đẩy bán khí đốt hóa lỏng của mình sang châu Âu, thông qua các biện pháp trừng phạt đối với dự án vào tháng 12/2019 như một phần của Đạo luật Bảo vệ Năng lượng cho châu Âu (PEESA), yêu cầu các công ty chịu trách nhiệm đặt đường ống ngừng hoạt động.
Theo Baoquocte.vn
TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022