Nga, Ukraine tiếp tục đàm phán
Hai phái đoàn Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán theo hình thức trực tuyến hôm nay, sau cuộc thảo luận được đánh giá là "tích cực" ngày 29/3.
"Chúng tôi tiếp tục đàm phán theo hình thức trực tuyến. Lập trường của Nga về Crimea và Donbass vẫn không thay đổi", trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky đăng trên Telegram hôm nay.
Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng xác nhận thông tin trên, dẫn lời nhà đàm phán Mykhailo Podolyak, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết về nội dung sẽ được hai phái đoàn trao đổi.
Phái đoàn Nga và Ukraine đã tổ chức cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29/3. Podolyak sau đó cho hay ông cảm thấy "tích cực" về quá trình đàm phán với Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay cũng nói rằng Moskva đang chuẩn bị câu trả lời với những đề xuất được Ukraine đưa ra trong cuộc đàm phán tuần trước.
Cuộc đàm phán ở Istanbul đã thắp hy vọng về chấm dứt hơn một tháng chiến sự giữa Nga và Ukraine, bất chấp giao tranh trên thực địa chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cuộc đàm phán trực tuyến hôm nay diễn ra sau khi Nga thông báo một kho nhiên liệu ở miền tây nước này bị lực lượng Ukraine tập kích. Vyacheslav Gladkov, tỉnh trưởng Belgorod ở miền tây Nga, cho biết trực thăng Ukraine không kích kho chứa nhiên liệu ở thành phố Belgorod, gây ra đám cháy lớn.
Đây là lần đầu tiên Nga thông báo về một vụ không kích của Ukraine nhằm vào mục tiêu trên lãnh thổ nước này, sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo vụ không kích có thể cản trở tiến trình đàm phán hòa bình trong tương lai.
Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine". Đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul ngày 29/3 được coi là bước quan trọng để hai bên đạt được thỏa thuận sau hơn một tháng chiến sự.
Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Mario Draghi ngày 30/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các điều kiện hiện nay chưa chín muồi để đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.
17/04/2022
Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.
14/04/2022
Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.
13/04/2022
Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.
09/04/2022
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.
09/04/2022