Chính phủ Nga đề xuất 3 phương án cho các công ty nước ngoài
Trước những áp lực trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây nhằm vào nền kinh tế Nga, một số công ty nước ngoài có xu hướng rời khỏi thị trường Nga. Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Andrei Belousov đã đề xuất 3 lựa chọn cho họ.
Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Andrei Belousov đã đề xuất ba lựa chọn các công ty nước ngoài có cổ đông quyết định rời khỏi thị trường Nga.
Phương án thứ nhất, công ty tiếp tục công việc chính thức tại Nga, đồng thời đảm bảo cung cấp nguyên, vật liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất và thực hiện nghĩa vụ lao động cho người lao động.
Phương án thứ hai quy định, các cổ đông nước ngoài sẽ chuyển nhượng cổ phần của họ dưới sự quản lý của các đối tác trong nước. Trong tương lai, họ sẽ có cơ hội quay trở lại thị trường Nga.
Trong trường hợp một công ty quyết định rời khỏi Nga, đóng cửa sản xuất và sa thải nhân viên, lựa chọn thứ ba sẽ được đưa ra. Nga sẽ can thiệp thông qua thủ tục phá sản được đẩy nhanh, vì ưu tiên tuyệt đối của chính quyền là duy trì việc làm và phúc lợi xã hội của các công dân Nga.
Ông Belousov nói rằng, một số công ty đã đầu tư vào nội địa hóa sản xuất và không muốn rời khỏi thị trường Nga đang phải đối mặt với "áp lực chính trị chưa từng có" từ các cơ quan quản lý ở nước họ. Ngoài ra, ông cho biết Nội các Nga sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ việc làm do các công ty nước ngoài rút khỏi thị trường Nga.
Trước đó, các nước phương Tây lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với giới tinh hoa Nga và một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Chẳng hạn, Mỹ và Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hàng xuất khẩu công nghệ cao. Các công ty Mỹ phải có giấy phép của chính quyền Mỹ để cung cấp vi điện tử, thiết bị viễn thông và máy tính cho thị trường Nga.
Trong bối cảnh áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, các công ty lớn bắt đầu thông báo về việc đình chỉ, hạn chế hoặc chấm dứt công việc tại Nga. Các công ty đình chỉ bán hàng tại Nga bao gồm Nokia, Siemens, Apple, AMD, Intel, Autodesk, Nike, H&M, SAP, Oracle, Harley Davidson, Diageo. Volvo, Scania và Ericsson cũng thông báo ngừng kinh doanh tại Nga. IKEA cũng thông báo sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng tại Nga vào ngày 4/3./.
Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn Kingdom Holding của Ả Rập Xê-út đã mạnh tay đầu tư hàng triệu USD vào các công ty Nga trong những ngày đầu chiến sự bùng phát ở Ukraine.
15/08/2022
Trước những áp lực trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây nhằm vào nền kinh tế Nga, một số công ty nước ngoài có xu hướng rời khỏi thị trường Nga. Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Andrei Belousov đã đề xuất 3 lựa chọn cho họ.
04/03/2022
Trước làn sóng thoái lui của doanh nghiệp nước ngoài khỏi đất nước, chính quyền của Tổng thống Putin đang có nhiều động thái nhằm kìm chân nhà đầu tư...
02/03/2022
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 1/3 cho biết đã soạn dự thảo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tạm thời hạn chế doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi nước này.
01/03/2022
Việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine đang đảo ngược làn sóng đầu tư nước ngoài vào đây suốt 30 năm qua.
01/03/2022
Năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư 1,4 tỷ USD vào nền kinh tế Nga so với gần 29 tỷ USD một năm trước đó. Tính theo quý, tình hình tồi tệ nhất vào đầu và cuối năm. Trong quý I/2020 FDI giảm 4,1 tỷ USD và trong quý IV/2020 giảm 0,9 tỷ USD.
25/01/2021