Vietnews.ru
Kinh tế

Các công ty châu Á thử 'vận may' tại Nga trong khi phương Tây tăng cường tẩy chay

09/03/2022 (Đọc 5 phút)


Trong khi nhiều công ty phương Tây tuyên bố rút khỏi Nga để phản đối chiến tranh, các công ty châu Á hầu như ít lên tiếng hơn về vụ việc, và chỉ một số ít doanh nghiệp giảm bớt hoạt động tại Nga, Nikkei Asia đưa tin.

Các công ty châu Á ngần ngại trong việc rút khỏi Nga.
Các công ty châu Á ngần ngại trong việc rút khỏi Nga.

Hai tuần sau khi Nga quyết định mở “chiến dịch đặc biệt” tại Ukraine và hứng hàng loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây, hàng loạt công ty phương Tây cũng đã mau chóng lên tiếng phản đối chiến tranh và ra thông báo ngưng hoạt động tại quốc gia này.

Tính đến ngày 8/3, hơn 200 công ty nước ngoài, chủ yếu là phương Tây, đã ngừng hoạt động tại Nga, theo danh sách do Đại học Yale tổng hợp.

Trái lại, có rất ít doanh nghiệp tại châu Á trực tiếp lên tiếng phản đối động thái của Nga hoặc thực hiện các biện pháp cắt đứt quan hệ, từ bỏ hoạt động kinh doanh tại quốc gia này.

Một trong những công ty châu Á hưởng ứng các lệnh trừng phạt của phương Tây là Samsung Electronics của Hàn Quốc, với doanh thu ước tính 3,2 tỷ USD tại Nga.

Tập đoàn Hàn Quốc cho biết họ sẽ tạm dừng các chuyến hàng đến nước này. Sau cuộc xâm lược, Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố cấm xuất khẩu hơn 1.600 sản phẩm bao gồm máy tính, thiết bị viễn thông và cơ sở hạ tầng internet.

Ngoài ra, các công ty châu Á khác đã tạm ngừng hoạt động tại Nga, bao gồm một số nhà sản xuất ô tô, đều không lấy lý do phản đối chiến tranh làm cái cớ rút lui, thay vào đó đưa ra những lý do liên quan tới thực tế gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Trong số đông những công ty châu Á vẫn tiếp tục “bám trụ” tại Nga có Uniqlo, nhà sản xuất hàng may mặc Nhật Bản. Hãng này đã quyết định tiếp tục mở 50 cửa hàng quần áo tại Nga.

"Quần áo là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Người dân Nga có quyền sống như chúng tôi", Tadashi Yanai, Giám đốc điều hành của công ty mẹ Uniqlo Fast Retailing, nói với Nikkei Asia.

Mitsui & Co., một trong những công ty thương mại lớn nhất Nhật Bản và cùng đầu tư với Shell và Gazprom trong dự án khí đốt Sakhalin-2, cho biết họ đang "thảo luận với các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ Nhật Bản và các đối tác kinh doanh, về các hướng hành động có thể có trong tương lai, đồng thời tính đến nhu cầu cung cấp năng lượng".

Margaret Allen, đối tác của công ty luật Sidley Austin, cho biết các công ty châu Á nói chung "có xu hướng thận trọng hơn trong tình hình có thể thay đổi nhanh chóng như thế này, rất dễ hiểu khi các công ty không muốn ngay lập tức đưa ra quyết định khi họ không biết ngày mai sẽ mang đến điều gì".

Một số quốc gia châu Á lớn - đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ - đã từ chối lên án việc Nga tấn công Ukraine hoặc tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm cô lập đất nước về mặt tài chính.

Không chỉ vậy, việc các công ty châu Á không cắt đứt quan hệ với Nga được giải thích do các công ty tại châu Á sẽ ít phải chịu ràng buộc hơn so với các công ty phương Tây với các lệnh trừng phạt tại Nga, đồng thời cũng không muốn bỏ lỡ các cơ hội kinh tế sau khi các công ty phương Tây rời đi.

Trước khi có biến động tại Ukraine, theo ước tính của FactSet, các công ty châu Á có ít cổ phần hơn ở Nga so với các công ty cùng ngành ở Mỹ hoặc châu Âu, đồng thời các công ty châu Á cũng không chiếm ưu thế về doanh thu ở Nga. Do đó, khi Nga trở nên cô lập hơn với phương Tây, các công ty châu Á đều hi vọng sẽ tạo được các liên minh mới với Nga, nhằm tăng doanh thu tại thị trường này.

Abishur Prakash, một chuyên gia tại Trung tâm Tư vấn Đổi mới Tương lai có trụ sở tại Toronto, cho biết: “Có một số nhóm có thể phát triển dấu ấn của họ trên thị trường Nga, đặc biệt là những nhóm đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này sẽ "làm cho thế giới thẳng đứng hơn, khi các quốc gia bước ra khỏi hệ thống toàn cầu và xây dựng trục độc lập của riêng mình".

Tuy nhiên, ông Abishur cũng lưu ý rằng các công ty châu Á nên cân nhắc kỹ giữa những cơ hội về doanh thu với những bất ổn chính trị.

Quỳnh Anh (Theo Nikkei Asia)

Nguồn: vietnamfinance.vn


Tags: Các công ty châu Á thử 'vận may' tại Nga trong khi phương Tây tăng cường tẩy chay
#doanh nghiệp nước ngoài #công ty


TIN LIÊN QUAN

Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.

Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Kinh tế,

28/04/2022

Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.

Kinh tế,

27/04/2022

Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.

Kinh tế,

26/04/2022

Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.

Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.

Kinh tế,

26/04/2022

Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế,

26/04/2022

Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.

Kinh tế,

24/04/2022

Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.

Kinh tế,

23/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022