Phỏng vấn ông Gorbachev: Nga liệu có cần "Perestroika"? Liên Xô còn cơ hội khôi phục hay không?
Vào ngày 2/3 vừa qua, cựu Tổng thống đầu tiên và duy nhất của Liên Xô - ông Mikhail Gorbachev - đã chính thức bước sang tuổi 90.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn trung ương Nga (TASS) nhân dịp này, vị cựu lãnh đạo Liên Xô đã chia sẻ về điều ông tin là thành tựu lớn nhất trong cuộc đời, quan điểm của ông về triển vọng "hồi sinh" Liên bang Xô viết cùng nhiều vấn đề khác.
Chúng tôi xin trân trọng gửi tới quý độc giả nội dung của cuộc phỏng vấn này.
TASS: Thưa ông, ông cảm thấy điều gì là thành tựu lớn nhất trong cuộc đời mình?
Ông Gorbachev: Tất nhiên là Perestroika (chính sách cải tổ kinh tế và chính trị thời Liên Xô) và những thứ liên quan đến nó. Tôi có niềm tin sâu sắc rằng Perestroika là điều cần thiết, và khi đó chúng tôi đã đi theo đường hướng đúng đắn. [...]
Còn trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, tôi cho rằng thành tựu lớn nhất phải kể đến sự chấm dứt của cuộc Chiến tranh Lạnh và cắt giảm triệt để vũ khí hạt nhân.
TASS: Nếu như có thể, thì liệu ông có muốn thay đổi một điều gì đó trong cuộc đời mình hay một số quyết định của mình hay không?
Ông Gorbachev: Tôi từng đưa ra một số quyết định quan trọng trong cuộc đời mình và trong chính trị. Tôi sẽ không thay đổi bất cứ điều gì.
Về chính trị, hiện nay mọi thứ có thể đã rõ ràng hơn: Đã có một vài sai lầm, tất nhiên là vậy rồi. Tôi biết có nhiều người chỉ trích tôi "quá tin người". Nhưng nếu tôi không có sự tin tưởng vào người khác, thì perestroika sẽ mãi chỉ nằm trên giấy. Tôi cũng bị lên án vì chính sách glasnot (công khai hóa). Nhưng nếu không có glasnot, thì sẽ chẳng có gì thay đổi ở nước ta.
TASS: Bà Margaret Thatcher được mệnh danh là "Bà đầm Thép", còn ông Andrei Gromyko là "Mr. No". Vậy còn ông, ông sẽ lựa chọn cho bản thân biệt danh gì?
Ông Gorbachev: Những biệt danh đó không thực sự chính xác lắm đâu, tôi cho là vậy. Không có biệt danh vẫn là tốt nhất.
TASS: Ông lí giải như thế nào về cuộc chính biến gay cấn trong lịch sử Liên Xô, khi người đứng đầu chính phủ, lãnh đạo KGB, Bộ trưởng Quốc phòng cùng những người khác ra mặt chống lại ông, nhưng lại không phải là trong một cuộc đối đầu chính trị cởi mở? Vì sao họ lại thành lập cái mà họ gọi là Ủy ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp?
Ông Gorbachev: Những kẻ có ý đồ đảo chính luôn thua trong một cuộc đấu tranh chính trị công khai. Những nhân vật bạn vừa nhắc tới đã có mọi cơ hội để đấu tranh và công khai chỉ trích. Nhưng khi thực hiện một cuộc đảo chính, họ đã phạm một tội ác. [...]
TASS: Một số sử gia cho rằng perestroika thất bại vì thiếu sự phối hợp giữa cải tổ chính trị và kinh tế. Ông có đồng ý với lập luận này không?
Ông Gorbachev: Nếu như chính trị không được cải tổ, thì mọi nỗ lực cải cách kinh tế sẽ chìm trong vũng lầy quan liêu. Đó chính là điều đã xảy ra trong lịch sử, và có khả năng sẽ tái diễn. Trung Quốc đã mất nhiều năm để tìm ra được một lộ trình đúng đắn. Đất nước của chúng ta cần một cuộc cải tổ thị trường từng bước, chứ không phải là một 'liệu pháp sốc'. Nhưng vào thập niên 1990, phe cấp tiến đã giành được ưu thế. Nước Nga và các công dân Nga đã phải trả giá cho điều đó.
TASS: Liệu nước Nga có cần thêm một chính sách perestroika nữa không, thưa ông? Điều đó có thể xảy ra không, và nếu có, thì liệu Nga đã sẵn sàng cho việc cải tổ này hay chưa?
Ông Gorbachev: Tất nhiên những thay đổi là rất cần thiết. Việc chúng được gọi tên như thế nào không quan trọng. Cải cách, hay perestroika, đều là quá trình đưa đất nước hướng tới một cuộc sống bình thường, đủ đầy cho mọi người dân. Việc cải cách không bao giờ là dễ dàng, và nó càng khó khăn hơn trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19. Nhưng tôi tin rằng người dân luôn mong chờ những thay đổi.
TASS: Thưa ông, ngày nay chúng ta liệu còn cơ hội nào để khôi phục Liên bang Xô viết hay không, và liệu nỗ lực làm điều đó có xứng đáng hay không?
Ông Gorbachev: Tôi đã nói điều này nhiều lần rồi: Liên Xô đã có thể được duy trì nếu nó được cải cách, hiện đại hóa, và các nước cộng hòa được trao thực quyền về quản trị và lãnh thổ.
Tính đến nay đã là 30 năm kể từ khi các quốc gia tuyên bố độc lập. Chúng ta [Nga] vẫn còn Liên minh Kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể. Các tổ chức này cần được củng cố, và chúng ta cũng cần nỗ lực hết sức để hàn gắn mối quan hệ với các nước cộng hòa đang có mâu thuẫn với chúng ta. Mục tiêu này vô cùng cần thiết./.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
TIN LIÊN QUAN
Khoảng 900 người Nga và người nước ngoài gốc Nga đã lọt vào danh sách tỷ phú năm 2022 của Forbes.
04/05/2022
Vladimir Medinsky, trợ lý đặc biệt của Tổng thống và là trưởng đoàn đàm phán hòa bình với Ukraine, có thu nhập cao gấp 10 lần ông Putin trong năm 2021.
16/04/2022
Chàng trai được ví như Mark Zuckerberg phiên bản Nga này sở hữu nhiều thành tựu công nghệ lớn nhưng phải phiêu bạt khắp nơi, bị đuổi khỏi công ty của chính mình vì từ chối cung cấp dữ liệu người dùng.
12/04/2022
Abramovich được cho là cầu nối trong nỗ lực đàm phán giữa Moskva và Kiev và đóng vai trò như một "cánh tay mềm mỏng" hơn của Điện Kremlin.
30/03/2022
Theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes, Nga hiện có 2 tỷ phú dưới 40 tuổi là Timur Turlov (34 tuổi) và Pavel Durov (37 tuổi).
24/03/2022
Ông Anatoly Chubais được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Tổng thống Nga từ ngày 4/12/2020.
23/03/2022
Tỷ phú Roman Abramovich đã thông báo từ bỏ quyền quản lý câu lạc bộ Chelsea. Nhưng động thái này chẳng qua như chiêu “rút củi đáy nồi” của nhà tài phiệt Nga vốn lọc lõi trên thương trường và cả chính trường.
18/03/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được phát hiện trông có vẻ mệt mỏi trước khi bay sang Thổ Nhĩ Kỳ sau khi ông chủ CLB Chelsea bị Chính phủ Anh trừng phạt.
15/03/2022
Các nhà chức trách Italia, ngày 11/3, đã bắt giữ siêu du thuyền của nhà tài phiệt Nga Andrey Melnichenko.
12/03/2022
Tỷ phú Nga Roman Abramovich sẽ không thể bán câu lạc bộ Chelsea sau khi lĩnh đòn trừng phạt của chính phủ Anh.
10/03/2022