Vietnews.ru
Xã hội

Mẫu huân chương đắt nhất thế giới

25/06/2020 (Đọc 6 phút)


Quân đội Liên Xô chỉ trao 22 Huân chương Chiến thắng cho 17 người, và mỗi chiếc hiện nay có giá trị ước tính trên 20 triệu USD.

Huân chương Chiến thắng là phần thưởng quân đội cao nhất được Liên Xô trao cho các nguyên soái, thống chế đã có những chiến tích vang dội làm thay đổi cục diện chiến trường. Trong lịch sử, chỉ có 12 chỉ huy Liên Xô và 5 chỉ huy ngoài Liên Xô được trao huân chương này.

Không chỉ mang giá trị to lớn về tinh thần, đây còn được coi là mẫu huân chương đắt giá và quý hiếm nhất trên thế giới, khi nó có thể được bán tại bất kỳ nhà đấu giá nào với mức giá khởi điểm trên 20 triệu USD.

Tính đến năm 2017, Vua Michael I của Romania là người cuối cùng được nhận huân chương này còn sống. Sau khi ông qua đời vào năm đó, không ai rõ về số phận Huân chương Chiến thắng của ông. Hoàng gia Romania thông báo nó đang được lưu giữ trong tư gia của vua Michael I ở Versoix, Thụy Sĩ, nhưng có tin đồn ông đã bán huân chương này hồi thập niên 1980 với giá khoảng 4 triệu USD.

Huân chương Chiến thắng của Liên Xô. Ảnh: Bảo tàng Điện Kremlin.
Huân chương Chiến thắng của Liên Xô. Ảnh: Bảo tàng Điện Kremlin.

Quyết định ban hành Huân chương Chiến thắng được Liên Xô đưa ra sau chiến dịch Stalingrad kết thúc vào tháng 2/1943, đánh dấu thắng lợi quan trọng đầu tiên của Hồng quân trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Năm 1942 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của Hồng quân, khi họ hứng chịu hàng loạt thất bại trước Đức quốc xã ở Mặt trận phía Nam. Lãnh đạo Iosef Stalin ban hành Chỉ thị số 227 vào ngày 28/7/1942 với khẩu hiệu "Không lùi bước!". Ông cũng hiểu rằng cần có những phần thưởng cao quý để trao cho những chỉ huy có thành tích nổi bật trên chiến trường.

Trong giai đoạn 1942-1943, Stalin đã yêu cầu xây dựng nhiều huân chương và phần thưởng cho các sĩ quan quân đội, đặt theo tên những chỉ huy quân sự tài năng trong lịch sử Nga như Alexander Suvorov, Mikhail Kutuzov, đô đốc Fedor Ushakov và Pavel Nakhimov.

Huân chương Chiến thắng được xếp hàng đầu. Tháng 7/1943, khi trận đánh vành đai Kursk đang diễn ra, thiết kế sơ bộ của huân chương được đệ trình lên Stalin, trong đó hình chân dung của ông và lãnh đạo Vladimir Lenin được in ở mặt trước huân chương.

Stalin không chấp nhận thiết kế này. Đến tháng 10/1943, ông yêu cầu đặt hình tháp đồng hồ Spasskaya của Điện Kremlin lên mặt trước huân chương. Stalin phê duyệt thiết kế hoàn chỉnh của Huân chương Chiến thắng vào ngày 5/11/1943. Ba ngày sau, huân chương được ban hành và quá trình chế tạo bắt đầu.

Việc chế tạo huân chương được giao cho nhà máy Đồng hồ và Đá quý Moskva. Liên Xô định chế tạo 30 huân chương, mỗi chiếc sử dụng 180 viên kim cương, 50 viên kim cương cắt đáy phẳng và 300 gram bạch kim. Quá trình chế tạo sử dụng tổng cộng 5.400 viên kim cương thường, 1.500 viên cắt đáy phẳng và 9 kg bạch kim.

Nguyên soái Zhukov với hai Huân chương Chiến thắng ở giữa ngực. Ảnh: TASS.
Nguyên soái Zhukov với hai Huân chương Chiến thắng ở giữa ngực. Ảnh: TASS.

Tổng cộng 22 Huân chương Chiến thắng được xuất xưởng, tất cả đều được chế tác thủ công, trong đó ba chiếc không được trao tặng mà được lưu giữ. Huân chương Chiến thắng nặng 78 gram, được làm từ bạch kim, phần chữ "Pobeda" (Chiến thắng) được làm từ vàng ròng, cùng với đó là 174 viên kim cương, 5 viên hồng ngọc với tổng khối lượng 25 carat.

Các nhà chế tác ban đầu định dùng hồng ngọc tự nhiên, nhưng sau đó chuyển sang sử dụng hồng ngọc nhân tạo, bởi hồng ngọc tự nhiên có gam màu không đồng nhất, có thể khiến huân chương có vẻ lấm bẩn.

Các chi tiết như Điện Kremlin và cành tùng làm từ bạch kim ánh vàng, được khảm các viên kim cương nhỏ. Những chi tiết cố định phía sau như đinh và ốc được làm bằng bạc. Điểm độc đáo của huân chương là chúng không được khảm số thứ tự.

Huân chương Chiến thắng được trao lần đầu vào ngày 10/4/1944 cho tổng tư lệnh Stalin, nguyên soái Georgy Zhukov và Alexander Vaislevsky nhằm kỷ niệm chiến dịch giải phóng Ukraine. Cả ba người đều được trao Huân chương Chiến thắng lần hai vào năm 1945.

Ngoài các chỉ huy Liên Xô, phần thưởng này cũng được trao cho 5 người ngoại quốc. Thống chế Anh Bernard Montgomery và đại tướng Mỹ Dwight Eisenhower được trao thưởng tháng 6/1945 vì "thành công đặc biệt trong các chiến dịch quy mô lớn dẫn đến chiến thắng của Liên Hợp Quốc trước Đức quốc xã".

Vua Michael I của Romania được trao thưởng ngày 6/7/1954 vì quyết định bắt những người hợp tác với Đức quốc xã trong chính phủ Romania. Hành động này diễn ra ngày 23/8/1944, thời điểm phe Đồng minh chưa giành được chiến thắng quyết định trước Đức quốc xã.

Nguyên soái Ba Lan Michal Rola-Zymierski được trao Huân chương Chiến thắng ngày 9/8/1945 vì những chiến dịch chống phát xít. Nguyên soái Nam Tư Josip Tito cũng được trao thưởng với lý do tương tự ngày 9/9/1945.

Lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev được trao Huân chương Chiến thắng vào năm 1978. Tuy nhiên, phần thưởng này bị lãnh đạo Mikhail Gorbachev thu hồi vào năm 1989, bảy năm sau khi Brezhnev qua đời, với lý do ông không tham gia những chiến dịch quân sự mang tính quyết định trong Thế chiến II.

Bảo tàng Điện Kremlin hiện lưu giữ bộ sưu tập Huân chương Chiến thắng lớn nhất thế giới với 8 chiếc, trong khi một trong ba huân chương không được trao tặng và huân chương của nguyên soái Rola-Zymierski hiện không rõ tung tích.

Ngày nay, hình ảnh Huân chương Chiến thắng và Huân chương Chiến tranh Vệ quốc cũng xuất hiện trong các lễ Duyệt binh Chiến thắng khi được treo trước Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Quảng trường Đỏ.

Biểu tượng Huân chương Chiến thắng (trái) và Huân chương Chiến tranh Vệ quốc trong lễ duyệt binh tại Moskva năm 2019. Ảnh: Điện Kremlin.
Biểu tượng Huân chương Chiến thắng (trái) và Huân chương Chiến tranh Vệ quốc trong lễ duyệt binh tại Moskva năm 2019. Ảnh: Điện Kremlin.

Theo VnExpress


Tags: huân chương,
#Liên Xô #Huân chương


TIN LIÊN QUAN

Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.

Xã hội,

19/07/2022

Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.

Xã hội,

04/07/2022

Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.

Xã hội,

03/07/2022

Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.

Người đứng đầu cảnh sát giao thông Mikhail Chernikov cho biết tại Nga vào cuối năm nay, họ có kế hoạch đưa vào sử dụng bằng lái xe điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký xe (CTCK) cũng sẽ được chuyển sang dạng điện tử.

Kết quả phân tích dữ liệu di cư hé lộ hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay. Điều này được tin một phần vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.

Xã hội,

14/06/2022

Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, chấm hết!).

Xã hội,

12/06/2022

Cây cầu bắc qua sông Amur, nối liền thành phố Blagoveshchensk của Nga với thành phố Hắc Hà của Trung Quốc, được khánh thành sau 6 năm xây dựng.

Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án.

Xã hội,

08/06/2022

Vợ tỷ phú Nga Andrey Melnichenko cho rằng, việc EU áp lệnh trừng phạt với bà là không hợp lý, vì bà chưa bao giờ có quốc tịch Nga hoặc cư trú ở Nga.

Xã hội,

05/06/2022

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022