Nga bắt đầu sản xuất vaccine Covid-19 thứ hai
Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt vaccine Covid-19 EpiVacCorona, trong bối cảnh số ca nhiễm của đất nước tăng cao nhanh chóng.
Vaccine EpiVacCorona do Viện Vector phát triển. Ngày 28/10, Anna Popova, người đứng đầu cơ quan giám sát sức khỏe cộng đồng Nga, cho biết lượng vaccine bán ra sẽ tăng mạnh vào cuối năm nay.
Hồi đầu tháng 10, Tổng thống Vladimir Putin đã phê duyệt khẩn cấp EpiVacCorona, sau khi vaccine Sputnik V được chấp thuận vào tháng 8. Cả hai vaccine này đều thử nghiệm trên số lượng tình nguyện viên hạn chế và chưa hoàn thành giai đoạn 3.
Giới chức kỳ vọng phân phối vaccine sớm có thể giúp ngăn chặn làn sóng thứ hai của Covid-19, giảm thiểu thiệt hại kinh tế và rút ngắn thời gian phong tỏa. Hiện Nga ghi nhận số ca nhiễm cao thứ tư toàn cầu. Nước này đang gấp rút khôi phục lệnh hạn chế để ngăn chặn virus quay trở lại.
Các nhà khoa học và hãng dược cho biết cần tiến hành thêm thử nghiệm để chứng minh vaccine an toàn và hiệu quả, trước khi cấp phép sử dụng đại trà. Tại Mỹ, đối với các nghiên cứu được đẩy nhanh tiến độ, giới chuyên gia mất hai tháng để theo dõi dữ liệu của thử nghiệm giai đoạn 3, trước khi đăng ký phê duyệt khẩn cấp. Hôm 27/10, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga đã nộp đơn lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kêu gọi cơ quan sớm chấp nhận sản phẩm.
Khác với Sputnik V sử dụng vector virus, vaccine EpiVacCorona là một hỗn hợp chuỗi axit amin, gọi là petit, hướng dẫn hệ thống miễn dịch cách nhận biết và vô hiệu hóa virus. Dù Nga đã rút ngắn công đoạn để phê chuẩn vaccine, việc mở rộng quy mô sản xuất vẫn là thách thức lớn. Hôm 14/10, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết 60.000 liều đầu tiên sẽ sớm ra mắt thị trường. Theo Kirill Dmitriev, giám đốc Quỹ Đầu tư Trực tiếp, Nga đặt mục tiêu sản xuất 30 triệu liều tiêm trong năm 2020.
Quá trình mở rộng quy mô của vaccine đầu tiên là Sputnik V đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuần trước, hãng dược Generium thông báo họ đã có đủ 90.000 liều, dự kiến tăng sản lượng lên 100 triệu liều hàng năm, song chưa đưa ra lịch trình cụ thể.
Việc điều chế Sputnik V rất phức tạp vì cần số lượng lớn. Vaccine sử dụng hai loại vector virus khác nhau trong mỗi mũi tiêm. Chúng phải được bảo quản lạnh trước khi sử dụng, tạo thêm sức ép cho khâu hậu cần. "Các vấn đề nảy sinh ở giai đoạn chuyển giao sản xuất từ Viện Gamaleya đến các địa điểm khác", Dmitry Kulish, chuyên gia sinh vật, giáo sư Đại học Skoltech, nhận định. Ngành công nghiệp trong nước cũng phụ thuộc vào thiết bị từ nước ngoài.
Nhóm được ưu tiên sử dụng vaccine là nhân viên y tế tuyến đầu. Đầu tháng 10, Thị trưởng Moskva Sergey Sobyanin cho biết thành phố có kế hoạch tiêm chủng vào tháng 12 năm nay hoặc tháng 1 năm sau. Thời gian tới, Nga có thể phê duyệt khẩn cấp vaccine thứ ba, do Trung tâm Khoa học Liên bang Chumakov phát triển. Mỗi loại vaccine sẽ có đối tượng sử dụng riêng biệt.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Ông Alexander Gintsburg – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya (Nga) cho biết vắc xin ngừa COVID-19 dạng xịt mũi đã chứng minh hiệu quả chống lại tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.
15/08/2022
Ngày 21/4, Bộ Y tế Liên bang Nga cho biết đã đăng ký một loại thuốc mới để điều trị Covid-19 với tên gọi Skyvira, được phát triển bởi công ty dược phẩm Promomed.
22/04/2022
Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer đã nhận được giấy phép từ Roszdravnadzor để tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở Nga về hiệu quả của một loại thuốc mới giúp ngăn ngừa COVID-19, tờ báo Vedomosti viết.
Nga sẽ chỉ sử dụng vaccine Sputnik Light ngừa COVID-19 do nước này sản xuất làm mũi tiêm tăng cường cho những người đã tiêm chủng.
01/11/2021
Thành phố Kaliningrad, Nga vừa mở một trung tâm tiêm chủng xuyên đêm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng gia tăng của người dân.
26/10/2021
Theo Bộ Y tế Nga, vẫn chưa rõ liệu các hoạt chất của vaccine có vào sữa mẹ hay không nên trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ đang cho con bú, cần phải đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc tiêm.
25/10/2021
Nga ngày 21/10 thông báo một số ca nhiễm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây nhiễm hơn cả biến thể Delta.
21/10/2021
Ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Nga ghi nhận mốc nghiệt ngã mới, khi tiêm chủng trì trệ và biện pháp phòng dịch hạn chế.
16/10/2021
Kết quả nghiên cứu trên được công bố sau khi Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga tiến hành thử nghiệm trên hơn 1.000 tình nguyện viên ở Argentina tiêm kết hợp 2 loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau.
15/10/2021
Nga sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi trên tình nguyện viên trưởng thành, nhằm kiềm chế số ca nhiễm và tử vong.
13/10/2021