Vietnews.ru
Khoa học - Công nghệ

Điểm tương đồng giữa vaccine Covid-19 và vệ tinh Sputnik

12/08/2020 (Đọc 7 phút)


Hôm 11/8, Nga tuyên bố phê duyệt vaccine Covid-19 khiến chuyên gia lo ngại và đưa ra nhiều bình luận giống như 63 năm trước nước này phóng vệ tinh Sputnik 1.

Sputnik V - vaccine Covid-19 mới của Nga. Ảnh: Space.
Sputnik V - vaccine Covid-19 mới của Nga. Ảnh: Space.

Vaccine Covid-19 của Nga được đặt tên là "Sputnik V", lấy theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào năm 1957.

Theo Tổng thống Vladimir Putin, Nga đã có vaccine Covid-19 đầu tiên "hoạt động khá hiệu quả" và "tạo nên hệ miễn dịch vững vàng", được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga.

Tuyên bố của Putin gây chú ý lớn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và cuộc đua sản xuất vaccine được nhiều nước dốc tài chính và nhân lực để thực hiện. Chưa kể vaccine còn được Bộ Y tế Nga phê duyệt trước khi tiến hành thử nghiệm Giai đoạn 3, bước quan trọng nhằm thử nghiệm quy mô lớn trên người.

Sau tuyên bố này, Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, nhận định: "Vấn đề không phải là quốc gia nào có vaccine đầu tiên". Ông cho rằng, điều quan trọng là sản xuất loại vaccine an toàn và hiệu quả cho người dân.

"Điều này thật kỳ quặc. Putin không có vaccine. Ông ấy chỉ đang đưa ra tuyên bố chính trị", John Moore, nhà virus học tại Đại học Y khoa Weill Cornell ở New York, Mỹ, nêu ý kiến.

Daniel Salmon, giám đốc Viện An toàn Vaccine tại Đại học Johns Hopkins, nhận định: "Tôi nghĩ quyết định của Nga thực sự đáng sợ và ẩn chứa nhiều rủi ro". Ông và những chuyên gia khác đều cho rằng Nga đang mạo hiểm khi "đốt cháy" giai đoạn thử nghiệm thứ ba, cơ sở để xác định hiệu quả của vaccine và đảm bảo nó không gây hại cho một số đối tượng nhất định.

Việc tuyên bố vaccine mới ra đời đã giúp Nga "đi trước" trong cuộc đua vaccine Covid-19. Những nước giàu đầu tư mạnh tay để chắc chắn mình sẽ nhận được hàng triệu liều vaccine kịp thời. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 11/8 công bố hợp đồng vaccine Covid-19 mới với công ty Moderna trị giá 1,53 tỷ USD. Trước đó, Mỹ cũng đã chi 955 triệu USD cho việc phát triển vaccine của công ty này. Đến nay, Mỹ đầu tư ít nhất 10,9 tỷ USD cho việc phát triển và sản xuất vaccine Covid-19. Trong khi đó, Trung Quốc đã đầu tư 143 tỷ USD cho các công ty nội địa CanSino Biologics, Sinovac Biotech và Sinopharm cho những biện pháp chống Covid-19, bao gồm việc phát triển các liệu pháp điều trị, theo thống kê của Nikkei hôm 10/8.

Cuộc chạy đua sản xuất vaccine Covid-19 khiến người ta gợi nhớ 63 năm trước trong bối cảnh nhiều nước lớn đang muốn thể hiện sức mạnh về công nghệ vũ trụ. Bất ngờ ngày 4/10/1957, tên lửa R-7 mang theo vệ tinh Sputnik 1 rời bệ phóng tại Sân bay Vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Vụ phóng khiến cả thế giới chú ý vì đây là giai đoạn cực kỳ căng thẳng của Chiến tranh Lạnh. Nhiều người lo ngại Liên Xô sở hữu tên lửa đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân vượt qua khoảng cách dài.

Vệ tinh Sputnik 1 khởi hành từ Sân bay Vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Ảnh: Space.
Vệ tinh Sputnik 1 khởi hành từ Sân bay Vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Ảnh: Space.

Khi đó hệ thống Vanguard bao gồm một tên lửa ba tầng thiết kế để phóng tàu vũ trụ khoa học thông thường được Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRL) lên ý tưởng từ năm 1955, theo kế hoạch sẽ là chương trình vệ tinh đầu tiên của Mỹ.

Tên lửa này, cùng với vệ tinh và mạng lưới trạm theo dõi là một trong số những đóng góp của Mỹ vào Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế 1957 - 58, dự án khoa học quốc tế với sự tham gia của 67 nước, trong đó có Liên Xô.

Thế nhưng chỉ 2 năm sau đó Liên Xô bất ngờ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên với tên Sputnik 1. Trong một phát biểu, Tom Lassman, người phụ trách tên lửa thời Chiến tranh Lạnh tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ, cho biết: "Sputnik 1 gây ra nỗi lo sợ lớn. Nó khiến các lãnh đạo quân đội nhận ra Liên Xô có thể phóng tên lửa đến Mỹ".

Còn Angelina Callahan, nhà sử học tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRL) nói: "Nhóm dự án vệ tinh của Mỹ thất vọng về Sputnik 1 vì các cộng sự trong dự án quốc tế này không hề nói gì đến việc họ sắp phóng vệ tinh".

Sputnik 1 trông gần giống một quả bóng tròn nặng hơn 80 kg với đường kính 56 cm. Vệ tinh này trang bị bộ truyền tín hiệu vô tuyến và 4 ăng ten. Mục đích chính của nó chỉ là thử nghiệm phương pháp đưa vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo.

Sputnik 1 bay với vận tốc 29.000 km mỗi giờ và hoàn thành một vòng quanh Trái Đất trong 1 tiếng 36 phút. Điểm cách xa Trái Đất nhất trong quỹ đạo elip của vệ tinh này là 940 km, điểm gần nhất là 230 km.

Người quan sát trên Trái Đất có thể dùng ống nhòm để ngắm Sputnik 1 trước bình minh hoặc sau hoàng hôn. Tín hiệu vô tuyến mà Sputnik 1 truyền về Trái Đất đủ mạnh để các nhân viên vô tuyến nghiệp dư dò được. Những người sở hữu thiết bị phù hợp ở Mỹ đã dò tìm và lắng nghe tín hiệu này trong kinh ngạc mỗi khi vệ tinh Liên Xô bay qua Mỹ - khoảng vài lần mỗi ngày.

Đầu năm 1958, Sputnik 1 dần hạ độ cao đúng như dự kiến. Vệ tinh này lao xuống khí quyển và cháy rụi ngày 4/1/1958, kết thúc sứ mệnh lịch sử.

Sputnik 1 đánh dấu bước đột phá trong công cuộc chinh phục không gian của con người. Ảnh: Space.
Sputnik 1 đánh dấu bước đột phá trong công cuộc chinh phục không gian của con người. Ảnh: Space.

Sputnik 1 mở ra kỷ nguyên mới trong lĩnh vực khoa học vũ trụ. "Người kế nhiệm" của nó, Sputnik 2, phóng lên không gian ngày 3/11/1957, tiếp tục thiết lập cột mốc mới khi lần đầu tiên trong lịch sử đưa sinh vật sống vào vũ trụ. "Hành khách" này là con chó mang tên Laika.

Thành công của Liên Xô khiến Mỹ càng trở nên sốt sắng trong cuộc đua chinh phục vũ trụ. Nước này phóng vệ tinh đầu tiên mang tên Explorer 1 vào ngày 31/1/1958. Sau sự kiện này, Mỹ tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ quốc gia, trong đó có việc thành lập Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến Mỹ (DARPA) vào tháng 2/1958 và NASA tháng vào tháng 10.

Ngày nay, Nga và Mỹ tiếp tục là những nước đi đầu về công nghệ vũ trụ. Sau Sputnik 1 và Explorer 1, hàng nghìn vệ tinh từ Nga, Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bay lên quỹ đạo, gửi về những dữ liệu khoa học quý giá giúp con người khám phá Trái Đất cũng như vũ trụ rộng lớn.

Trong cuộc đua sản xuất vaccine Covid-19, Nga tiếp tục tạo dư luận, người ủng hộ thì hy vọng và số còn lại có lý lẽ để nghi ngờ về tính hiệu quả của sản phẩm.

Theo VnExpress


Tags: vaccine, COVID-19,vệ tinh, Sputnik,
#COVID-19 #vaccine #vắc xin #vệ tinh #Sputnik


TIN LIÊN QUAN

Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.

Nga quyết định nối lại chương trình Mặt trăng gắn với việc phóng tổ hợp robot Luna-25, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

Nhiều dự án khoa học đang được thực hiện tại Nga và có ý nghĩa lớn đối với khoa học thế giới đã bị ngừng trệ vô thời hạn do tác động của cuộc chiến ở Ukraine.

Ít nhất có ba công ty lớn - Sberbank, Yandex và VK - đang cạnh tranh để tạo ra một giải pháp thay thế cho các cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin cho biết. Theo công bố, chính phủ Nga vẫn chưa chọn nhà phát triển chính.

Danh sách được đề xuất có 15 phần, bao gồm các ứng dụng tin nhắn, trình duyệt web, phần mềm chống vi-rút, siêu thị online và dịch vụ taxi.

Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang gặp khó vì sự thiếu hụt nguồn cung Palladium - thứ kim loại quý hơn vàng từ Nga.

Với chính sách tách riêng Internet từ giữa những năm 2010 cùng động lực từ xung đột Nga - Ukraine, Nga đang tiến gần hơn đến một mạng Internet nội địa của riêng mình

Nga khuyến khích người dân sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong nước như một công cụ thay thế cho Instagram, YouTube hay Google Play.

Không màu mè tươi sáng như Instagram, màu sắc đen trắng chủ đạo của ứng dụng mang lại cho người dùng một cảm giác trầm buồn.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022