Nước cờ cao tay của tỷ phú Abramovich
- - Tỉ phú Abramovich kiện vụ 'nhận lệnh' mua Chelsea từ Tổng thống Nga Vladimir Putin
- - Tỷ phú Nga Roman Abramovich lĩnh đòn trừng phạt của Anh, thương vụ bán Chelsea đổ bể
- - Bức tranh tài chính Chelsea trong kỷ nguyên Abramovich: Kiếm tiền giỏi nhưng vẫn lỗ nặng nhất nhóm Big 6, tốn cả trăm triệu Bảng để sa thải HLV
Việc làm trung gian hòa giải giữa Ukraine và Nga đang giúp tỷ phú Roman Abramovich tránh né các lệnh trừng phạt từ Mỹ, thứ vốn có thể đóng băng hàng tỷ USD tài sản cá nhân của ông.
Hồi tháng 4, tỷ phú Nga Roman Abramovich mang tới cho những người yêu hòa bình một thông điệp tích cực khi thông báo ông đã thỏa thuận được với Moscow cho phép di tản thường dân và binh lính bị thương ở nhà máy thép Azovstal.
Tuy nhiên, khi giới chức Ukraine liên hệ với Moscow để tìm hiểu chi tiết thỏa thuận này, thứ họ nhận được chỉ là sự im lặng. Quân đội Nga tiếp tục tấn công nhà máy thép ở Mariupol cho đến khi Liên Hợp Quốc và Tổ chức Chữ thập Đỏ Quốc tế can thiệp.
Abramovich không tham gia cuộc đàm phán sau đó giữa Liên Hợp Quốc và Điện Kremlin. Đội ngũ của vị tỷ phú cũng không giải thích vì sao thỏa thuận ban đầu đổ vỡ, theo Washington Post.
Bạn của Ukraine?
Đã bước sang tháng thứ 3 kể từ khi tỷ phú Abramovich tuyên bố trở thành người hòa giải giữa Điện Kremlin và Kyiv.
Các chuyên gia cũng như giới chức Mỹ có chung nhận định việc trở thành người hòa giải dường như có lợi cho bản thân ông Abramovich hơn là cho người dân Ukraine.
Dù các cuộc hòa đàm đã rơi vào bế tắc, việc tham gia vào tiến trình đàm phán đã bảo vệ bản thân vị tỷ phú người Nga khỏi các lệnh trừng phạt của Washington.
"Xét trên khía cạnh các nỗ lực đàm phán giúp ông ấy né được lệnh trừng phạt từ Mỹ, tôi cho rằng ông ấy đang được lợi nhiều hơn so với Ukraine", Gavin Wilde, cựu quan chức cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nhận xét.
Abramonvich gây dựng nên sự nghiệp hiện nay nhờ thu lợi thông qua quá trình tư hữu hóa tài sản nhà nước của Liên Xô dưới thời cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin.
Năm 1995, Abramovich chỉ phải trả 100 triệu USD để thâu tóm quyền sở hữu một doanh nghiệp dầu mỏ nhà nước. Sau này, Abramovich bán tài sản này cho Gazprom với giá 13 tỷ USD.
Abramovich từng có nhiều năm làm thống đốc tỉnh Siberia. Ông không phải lựa chọn đầu tiên của chính quyền Tổng thống Zelensky trong nỗ lực tiếp cận Điện Kremlin. Hai nhà tài phiệt khác, một trong số đó là ông trùm ngân hàng và dầu mỏ Mikhail Fridman, đã được Kyiv tiếp cận nhưng từ chối.
Ngay trong ngày 24/4, phía Ukraine đã cử người tiếp cận Abramovich. Vị tỷ phú đồng ý tham gia các cuộc hòa đàm sau khi nhận được sự chấp thuận của Moscow.
Các quan chức Ukraine liên quan tới quá trình đàm phán miêu tả Abramovich là một người hòa nhã, tỏ thái độ sẵn sàng lắng nghe quan điểm của Kyiv hơn so với các thành viên chính thức của phái đoàn Nga.
"Ông rất thực tế và khiêm tốn. Abramovich không lặp lại những giọng điệu của Điện Kremlin", một quan chức Ukraine cho biết.
Tìm thấy thời cơ trong khủng hoảng
Trong khi tự miêu tả bản thân là một nhà ngoại giao kênh phụ, Abramovich rõ ràng đi xa hơn mọi tỷ phú Nga khác nhờ khai thác các quan hệ chính trị để bảo vệ khối tài sản trị giá hàng chục tỷ USD khỏi các tác động của cuộc xung đột.
Tỷ phú người Nga nhận được sự ủng hộ chính trị từ những người ít ai ngờ tới, trong đó có Tổng thống Zelensky. Nhà lãnh đạo Ukraine gây sức ép yêu cầu Anh và Mỹ không trừng phạt Abramovich khi vị tỷ phú là kênh để liên hệ với Điện Kremlin.
Sau đề nghị từ Tổng thống Zelensky, Washington đã cho Abramovich một ngoại lệ. Trong khi hàng loạt tỷ phú Nga thân cận với Điện Kremlin bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ, bản thân Abramovich vẫn tạm thời an toàn.
Một luật sư của Abramovich cho biết Tổng thống Zelensky cũng gửi đề nghị tương tự tới Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Tuy vậy ở Anh, Abramovich là một tài phiệt có tiếng. Sức ép từ chính giới cũng như dư luận khiến Thủ tướng Johnson không thể cho ông Abramovich ngoại lệ như Washington. Từ tháng 3, tài sản của Abramovich bị chính phủ Anh đóng băng.
Về phần mình, Abramovich cũng tiến hành các nỗ lực riêng thuyết phục chính phủ Mỹ và Anh không trừng phạt các tài sản của ông.
Tại Hạ viện Anh, trong những ngày đầu chiến sự, nghị sĩ Chris Bryant nhiều lần yêu cầu trừng phạt Abramovich và tước quyền sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea.
Nghị sĩ Bryant cho biết sau đó ông nhận được nhiều thông điệp từ đảng Bảo thủ đề nghị không tiếp tục chỉ trích Abramovich bởi vai trò của vị tỷ phú trong quá trình hòa đàm.
"Abramovich và các đồng minh đã làm mọi thứ có thể để tránh bị áp đặt lệnh trừng phạt", nghị sĩ Bryant nói.
Hai ngày sau khi chiến sự bùng phát, tỷ phú người Nga giao quyền điều hành Chelsea cho quỹ từ thiện của đội bóng, với hy vọng sẽ dập tắt những tiếng nói yêu cầu tước quyền sở hữu câu lạc bộ của ông.
Nhưng nỗ lực của Abramovich chỉ giúp ông kéo dài thời gian. Vị tỷ phú sau đó phải xúc tiến kế hoạch bán câu lạc bộ và cam kết sẽ quyên góp số tiền thu được cho các nạn nhân của cuộc giao tranh.
Thế nhưng, kế hoạch chi tiết của Abramovich cuối cùng bị phơi bày. Vị tỷ phú có ý định chuyển giao số tiền bán đội bóng cho những nạn nhân của chiến sự ở Nga. Điều này đã khiến giới chức Anh nổi giận.
"Với tôi, đó không phải là cách giúp đỡ người Ukraine. Ông ta rõ ràng đứng về phía Điện Kremlin", nghị sĩ Kevin Hollinrake chỉ trích.
Chính phủ Anh lập tức đóng băng tài sản của Abramovich nhằm không để hàng tỷ USD được chuyển ngược về Nga hoặc tẩu tán tới các thiên đường trốn thuế, liên lụy tới cả câu lạc bộ Chelsea.
Abramovich chuyển giao quyền kiểm soát các khoản đầu tư tại một số công ty niêm yết tại Anh và các công ty đầu tư nước ngoài cho các luật sư. Tuy nhiên, những người này sau đó cũng bị London trừng phạt.
Đảo Jersy, nơi được coi là thiên đường né thuế của giới siêu giàu, đã đóng băng khoảng 7 tỷ USD tiền trong tài khoản của Abramovich từ 12/4. Một số bất động sản khác của vị tỷ phú cũng bị đóng băng.
Mỹ sẽ trừng phạt Abramovich?
Đến nay, Mỹ vẫn chưa động đến tài sản của Abramovich. Nhưng một khi Washington ra tay, thiệt hại mà tỷ phú Nga phải đối mặt sẽ lớn hơn nhiều những gì ông đã gánh chịu từ London và EU.
Abramovich nắm giữ 29% cổ phần tại tập đoàn sản xuất thép Evraz, công ty vận hành 6 nhà máy sản xuất ở Mỹ. Tỷ phú Nga cũng đầu tư lớn vào các quỹ đầu cơ và tín thác tại Mỹ.
Lệnh trừng phạt từ Mỹ sẽ không chỉ đóng băng tài sản của Abramovich, nó còn có thể khiến vị tỷ phú mất khả năng giao dịch bằng đồng USD.
Ngay từ trước khi chiến sự nổ ra, Abramovich đã tìm cách vận động hành lang để không bị Washington cấm vận. Với nguồn gốc Do Thái và hộ chiếu Israel, Abramovich đã tận dùng nhiều mối quan hệ từ Israel để bảo vệ bản thân.
Đầu tháng 2, nhiều nhân vật máu mặt của Israel đã gửi thư đến Đại sứ Mỹ Thomas Nides để bảo lãnh cho vị tỷ phú Nga. Trong số này có Dani Dayan, chủ tịch Yad Vashem - khu tưởng niệm nạn nhân Do Thái thiệt mạng trong Thế chiến II.
Tuy nhiên sau đó, các quan chức Yad Vashem cho biết trước khi ký vào bức thư, ông Dayan đã ký một thỏa thuận với Abramovich, theo đó vị tỷ phú Nga quyên góp 10 triệu USD cho Yad Vashem.
Hai thành viên của Yad Vashem cho biết khoản tiền quyên góp này được giải ngân với điều kiện Yad Vashem đồng ý bảo lãnh cho Abramovich và giúp vị tỷ phú né tránh các lệnh trừng phạt.
"Abramovich nói bởi ông ấy đã quyên tiền, Yad Vashem nên giúp đỡ. Rõ ràng đây là khoản đóng góp có điều kiện. Trong lịch sử, chưa nhà tài trợ nào tìm cách lợi dụng Yad Vashem vì mục đích cá nhân hoặc mục tiêu chính trị", Yehuda Bauer, cố vấn học thuật của Yad Vashem, cho biết.
Một quan chức Đại sứ quán Mỹ ở Israel khẳng định cơ quan này chưa nhận được bức thư bảo lãnh. Một số khác nói bức thư chưa được gửi về Washington, và vì thế không ảnh hưởng tới quyết định có hay không trừng phạt Abramovich của chính quyền Tổng thống Biden.
Theo Zingnews
TIN LIÊN QUAN
Việc làm trung gian hòa giải giữa Ukraine và Nga đang giúp tỷ phú Roman Abramovich tránh né các lệnh trừng phạt từ Mỹ, thứ vốn có thể đóng băng hàng tỷ USD tài sản cá nhân của ông.
06/05/2022
Không giống như nhiều nhà tài phiệt khác của Nga, tỷ phú này không bị Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt với cáo buộc “có liên quan” đến chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.
05/05/2022
Khoảng 900 người Nga và người nước ngoài gốc Nga đã lọt vào danh sách tỷ phú năm 2022 của Forbes.
04/05/2022
Vladimir Medinsky, trợ lý đặc biệt của Tổng thống và là trưởng đoàn đàm phán hòa bình với Ukraine, có thu nhập cao gấp 10 lần ông Putin trong năm 2021.
16/04/2022
Chàng trai được ví như Mark Zuckerberg phiên bản Nga này sở hữu nhiều thành tựu công nghệ lớn nhưng phải phiêu bạt khắp nơi, bị đuổi khỏi công ty của chính mình vì từ chối cung cấp dữ liệu người dùng.
12/04/2022
Abramovich được cho là cầu nối trong nỗ lực đàm phán giữa Moskva và Kiev và đóng vai trò như một "cánh tay mềm mỏng" hơn của Điện Kremlin.
30/03/2022
Theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes, Nga hiện có 2 tỷ phú dưới 40 tuổi là Timur Turlov (34 tuổi) và Pavel Durov (37 tuổi).
24/03/2022
Ông Anatoly Chubais được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Tổng thống Nga từ ngày 4/12/2020.
23/03/2022
Tỷ phú Roman Abramovich đã thông báo từ bỏ quyền quản lý câu lạc bộ Chelsea. Nhưng động thái này chẳng qua như chiêu “rút củi đáy nồi” của nhà tài phiệt Nga vốn lọc lõi trên thương trường và cả chính trường.
18/03/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được phát hiện trông có vẻ mệt mỏi trước khi bay sang Thổ Nhĩ Kỳ sau khi ông chủ CLB Chelsea bị Chính phủ Anh trừng phạt.
15/03/2022