Hệ thống định vị của Nga sẽ phủ kín toàn thế giới
Hệ thống vệ tinh định vị GLONASS của Nga. (Ảnh: Internet).
Đài Tiếng nói nước Nga ngày 17/8 dẫn lời Chủ tịch Cơ quan Vũ trụ quốc gia Nga Anatoly Perminov cho biết Hệ thống vệ tinh định vị GLONASS của Nga, tương đương với Hệ thống GPS của Mỹ, sẽ phủ kín toàn thế giới vào cuối năm nay.
Để hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu hoạt động hiệu quả, trên quỹ đạo quanh Trái Đất phải có ít nhất 24 vệ tinh.
Hiện nay, hệ thống định vị của Nga gồm 21 vệ tinh loại GLONASS đang hoạt động trên quỹ đạo vũ trụ. Nga hy vọng trong năm nay sẽ hoàn thành tiến trình phóng vệ tinh và cuối tháng 12 này sẽ có 24 vệ tinh hoạt động thường xuyên trên quỹ đạo.
Hệ thống vệ tinh định vị GLONASS của Nga được lực lượng vũ trang Nga phát triển từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 nhằm cạnh tranh với Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ và trong tương lai sẽ cạnh tranh với Hệ thống Galileo của châu Âu.
Chủ tịch Cơ quan Vũ trụ quốc gia Nga Perminov cũng đề cập đến một đề án quan trọng khác - thành lập hệ thống vũ trụ Arctica cho phép theo dõi tình hình khí tượng và thăm dò địa chất vùng Bắc Cực.
Theo ông, Bắc Cực là "hàn thử biểu" thể hiện thời tiết của toàn thế giới. Đối với Nga, khu vực này đặc biệt quan trọng, vì quá trình khí hậu ấm lên trước hết tác động đến các vùng phía Bắc Nga. Tuy nhiên, ở Bắc bán cầu, trên địa bàn cao hơn vĩ độ 60-80, không có hệ thống vũ trụ nào hoạt động thường xuyên, vì vậy để nghiên cứu và khai thác tài nguyên ở Bắc Cực, hệ thống này là rất cần thiết.
Hệ thống vũ trụ Arctica có thể trở thành đề án quốc tế, khi Canada cũng hoạt động theo hướng này và tỏ ra quan tâm tới đề án. Ngoài ra, Italy và một số quốc gia châu Á cũng chủ trương hợp tác với Nga trong lĩnh vực này.
Đề cập đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), Chủ tịch Cơ quan Vũ trụ Nga cho rằng ISS có thể tiếp tục hoạt động trên quỹ đạo trong thời gian 10 năm tới, và một số môđun có thể hoạt động trong 20 năm.
Tương lai, ISS có thể trở thành cơ sở phóng tàu vũ trụ bay tới các hành tinh khác, chẳng hạn như tới Sao Hoả.
Tuy nhiên, ông Perminov cho rằng đó là các đề án trong tương lai xa. Ví dụ, đoàn thám hiểm đến hành tinh Đỏ có thể lên đường không sớm hơn những năm 2030-2035. Song, đối với ngành vũ trụ, 25 năm không phải là một thời hạn dài./.
TIN LIÊN QUAN
Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...
19/04/2022
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.
14/04/2022
Nga quyết định nối lại chương trình Mặt trăng gắn với việc phóng tổ hợp robot Luna-25, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
13/04/2022
Nhiều dự án khoa học đang được thực hiện tại Nga và có ý nghĩa lớn đối với khoa học thế giới đã bị ngừng trệ vô thời hạn do tác động của cuộc chiến ở Ukraine.
11/04/2022
Ít nhất có ba công ty lớn - Sberbank, Yandex và VK - đang cạnh tranh để tạo ra một giải pháp thay thế cho các cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin cho biết. Theo công bố, chính phủ Nga vẫn chưa chọn nhà phát triển chính.
08/04/2022
Danh sách được đề xuất có 15 phần, bao gồm các ứng dụng tin nhắn, trình duyệt web, phần mềm chống vi-rút, siêu thị online và dịch vụ taxi.
08/04/2022
Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang gặp khó vì sự thiếu hụt nguồn cung Palladium - thứ kim loại quý hơn vàng từ Nga.
07/04/2022
Với chính sách tách riêng Internet từ giữa những năm 2010 cùng động lực từ xung đột Nga - Ukraine, Nga đang tiến gần hơn đến một mạng Internet nội địa của riêng mình
04/04/2022
Nga khuyến khích người dân sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong nước như một công cụ thay thế cho Instagram, YouTube hay Google Play.
01/04/2022
Không màu mè tươi sáng như Instagram, màu sắc đen trắng chủ đạo của ứng dụng mang lại cho người dùng một cảm giác trầm buồn.
01/04/2022